Cây bời lời nghe có vẻ xa lạ với đa số mọi người vì cây này chỉ thường được tìm thấy ở các vùng cao như Tây Nguyên. Nhưng ít người biết rằng cây này được xem là “thuốc vườn” và còn được dùng để bảo chế chất tạo thơm vì bên trong hạt chứa hàm lượng lớn tinh dầu thơm có trong hạt bời lời. Vậy cây bời lời là cây gì? tác dụng của cây bời lời và hạt bời lời, cùng Apharma tìm câu trả lời ở bài viết sau.
Cây bời lời là cây gì?
Cây bời lời có tên khoa học là litsea glusinosa còn được gọi là cây bồ lời, bời lời dầu, cây bời nhời, bời lời nhớt, sản thụ, mò nhớt và nhớt mèo. Cây thuộc họ long não lauraceae.
Cây bời lời được người dân ở vùng núi cao làm cây thảo dược chữa bệnh, tan máu bầm, trị viêm sưng, hỗ trợ trị tiểu đường, tiêu viêm, trị tiêu chảy, viêm đường ruột,… Ngoài ra, bời lời còn là cây thân gỗ, tính chất gỗ cứng, chắc cùng độ bền tốt nên thường được ứng dụng nhiều trong ngành xây dựng và đồ nội thất. Phần bột vỏ bời lời còn được dùng làm hương thắp.
Tham khảo tại: Ứng dụng cây bời lời trong sản xuất gỗ và tiêu dùng
Cây bời lời nhớt trưởng thành cao đến hơn 10m. Bời lời có vỏ ngoài nâu, cây không có vị, không mùi và bên trong thân cây có chất nhớt dính. Đối với các cành cái có hình trụ, cành con mọc xung quanh và nhiều lông. Quả bời lời non màu xanh chuyển sang đen khi quả chín dần.
Có đến 2 loại bời lời phổ biến:
- Bời lời đỏ: Vỏ cây có màu nâu đậm, kết hợp cùng ánh nắng nhìn từ xa như màu nâu đỏ tựa như màu đất đỏ bazan. Nhánh cây có ít cành con. Bời lời đỏ lâu năm có thân to với đường kính hơn 50cm và cao tới 35cm.
- Bời lời vàng: Dát gỗ và lõi gỗ có màu vàng nhạt cùng thớ gỗ nâu đậm. Cành của bời lời vàng có nhiều nhánh con hơi cây bời lời đỏ và mặt gỗ bời lời vàng có tính phản quang.
Cây bời lời được phân bổ ở vùng nào?
Cây bời lời được phân bổ từ Bắc (Hà Giang – Tuyên Quan) trải dài đến miền Tây Cà Mau. Cây cũng được trồng nhiều ở các nước bạn như Thải Lan, Lào, Miến Điện, Ấn Độ, Malaysia, indonesia, philippines Úc, Campuchia và Miền Nam Trung Quốc.
Điều kiện để cây phát triển tốt nhất là ở các vùng có khí hậu nóng ẩm. Khi cây bời lời trưởng thành cây cần nhiều ánh sáng để vươn cao hơn, vì vậy bời lời thường mọc ở vùng ngoài của rừng, bên ven suối.
Bộ phận nào được dùng làm dược liệu, cách thu hái & sơ chế
Theo y học dân tộc, người dân tận dụng phần lá, hạt và vỏ cây bời lời để bào chế dược liệu. Còn phần quả thì thu hoạch theo mùa, các hạt bời lời già dùng làm sáp thơm, nến thơm.
- Thu hái: dùng phần lá, vỏ cây và hạt.
- Sơ chế: Hái về chúng ta có thể rửa sạch dùng tươi ngay hay phơi khô hoặc sấy khô.
- Bảo quản dược liệu: nơi khô thoáng không ẩm ướt.
Thành phần dược liệu có trong cây bời lời
Cây bời lợi chứa rất nhiều hợp chất quý vì có tính dược lý đặc biệt. Thành phần hóa học có trong cây bời lời cũng đã được nghiên cứu rộng rãi ở các nước, công trình nghiên cứu chủ yếu là phân tích thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây. Tuy nhiên việc nghiên cứu chuyên sâu về phân lập các hợp chất có hoạt tính sinh học từ cây bời lời trong nước chỉ được thực hiện quy mô nhỏ ở vài vùng tại Việt Nam.
Vì vậy tính chất hóa học Apharma tổng hợp dưới đây không phải là quy chuẩn của tất cả loại bời lời tại Việt Nam do phụ thuộc vào nhiều yếu tố của từng vùng trồng. Các kết quả nghiên cứu cây bời lời như sau:
- Thành phần hóa học có trong cây bời lời nhớt chứa nhiều hoạt chất quý như aporphin alkaloid, flavonoit glycozit, megastiman, diterpen.
- Hoạt tính hóa học của lá và vỏ cây bời lời có hoạt tính giúp hạ đường huyết giúp điều trị bệnh đái tháo đường. Các chất trên còn có hoạt tính chống oxy hóa cao và ức chế tăng sinh tế bào.
- kết quả thử nghiệm thực tế trên động vật chứng minh được các thành phần hóa học có trong cây bời lời giúp hạ đường huyết và không chứa độc tố.
Tác dụng của cây bời lời trong y học
- Bời lời có vị đắng nhẹ, ngọt, tính hàn giúp tiêu độc, giảm viêm, cầm máu và giảm đau.
- Lớp vỏ bời lời cùng lá bời lời giã nát đắp trực tiếp lên vết da bỏng giúp hạ nhiệt, giảm phồng rộp.
- Người dân vùng cao nguyên còn dùng vỏ bời lời để sắc thuốc uống trị tiêu chảy
- Vỏ bời lời còn được dùng để dưỡng tóc, bào vỏ cây thành từng lớp nhỏ, ngâm với nước và bôi trực tiếp giúp tóc bóng mượt.
- Trị tiêu chảy: dùng 30g lá bời lời, 10g vỏ quýt, 10g gừng tươi nấu sắc để uống
- Điều trị Cườm nước từ vỏ bời lời: dùng 35g vỏ bời lời kết hợp cùng 12g bạch chỉ và 5g cam thảo sắc và uống trực tiếp. Kết hợp cùng việc giã vỏ cây thành bột và đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương.
- Trị ợ chua, khó tiêu, trướng bụng: dùng lá bời lời tươi đem phơi khô, sau đó hãm cùng với nước ấm. Uống như nước trà
Lưu ý: Vì là dược liệu thiên nhiên nên không thể tránh được việc sử dụng sai liều lượng dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn. Cần giảm liều lượng khuyên dùng trên xuống còn ⅔ để tự bản thân kiểm tra tác dụng của dược liệu vì cá nhân mỗi người sẽ có cơ địa khác nhau.
Những thông tin trên Apharma mong rằng người đọc đã hiểu hơn nhiều về cây bời lời và tác dụng của bời lời. Với những thông tin được chia sẻ, hy vọng mọi người có thể tìm đến những giải pháp công hiệu hơn cho sức khỏe và điều trị bệnh. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc tây để bảo vệ hệ thống miễn dịch, phòng bệnh và duy trì sức khỏe tốt.