Biafine – Thuốc kem điều trị bỏng ngoài da có xuất xứ từ Thái Lan

Biafine

Biafine là thuốc gì? Thuốc có thể được dùng với những bệnh gì? Mọi lưu ý mà bạn cần nắm rõ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất?

Trong cuộc sống cũng như công việc thường ngày, việc bị bỏng có thể diễn ra khá thường xuyên với vô vàn lý do khác nhau và cũng rất khó để tránh khỏi. Khi đó, bạn sẽ rất cần sử dụng những loại thuốc điều trị bỏng. Tuy vậy, với vô vàn những chủng loại sản phẩm khác nhau đang có mặt trên thị trường chắc hẳn sẽ làm bạn mất rất nhiều thời gian để tham khảo mà lại có thể không chọn cho mình được loại thuốc thích hợp nhất. Hiểu được điều đó, nhà thuốc Apharma xin được giới thiệu với các bạn thuốc trị phỏng Biafine.

Vậy, Biafine có công dụng cụ thể ra sao? Những lưu ý cần có khi dùng thuốc? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi câu hỏi mà bạn đặt ra.

Giới thiệu thuốc biafine

Biafine là một cái tên khá quen thuộc với những y bác sĩ và bệnh nhân đang trong quá trình điều trị các bệnh liên quan đến da như bỏng, lở loét,.. Thuốc được đánh giá khá hiệu quả và có thể mau chóng mang lại tác dụng dễ thấy cho người sử dụng nó. Với dược chất chính trong mình là Trolamine, thuốc hoạt động với cách thức tiếp nhận nước, qua đó giúp làm giảm độ căng của vết bỏng và mau chóng cải thiện tình hình của bệnh. Hiện thuốc có thể được mua ở rất nhiều tiệm thuốc khác nhau bằng một mức giá khá hợp lý. Tuy vậy, bạn cần có sự tư vấn chi tiết của phía y bác sĩ trước khi mua cũng như sử dụng thuốc để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm.

Quy cách

  • Một tuýp gồm 46.5 gram.
  • Một tuýp gồm 93 gram.
Biafine
Thuốc kem biafine giúp bạn trong quá trình điều trị vết bỏng

Tác dụng của thuốc Biafine

Bằng công thức và những thành phần đặc biệt có trong thuốc trị bỏng Biafine, sản phẩm có thể được dùng rất tốt với việc điều trị những vết thương ngoài da. Cụ thể hơn, nếu đang gặp phải những vấn đề như sau bạn có thể sẽ được bác sĩ khuyên dùng cho việc sử dụng thuốc.

  • Bỏng da cấp độ 1 hoặc cấp độ 2 (bỏng chưa ảnh hưởng đến cơ mềm).
  • Bị thương ngoài da nhưng không xảy ra tình trạng nhiễm trùng.
  • Sau khi phẫu thuật bằng phương thức chiếu tia laser hay xạ trị.

Ngoài ra, tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của người dùng mà cũng có thể dùng với những triệu chứng khác. Bạn cần lưu ý tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc Biafine có thể điều trị các vết bỏng ở mức độ 1 và 2

Liều lượng sử dụng của Biafine

Liều dùng

  • Bỏng cấp độ 1: Mỗi ngày sử dụng thuốc từ 2 đến 4 lần. Mỗi lần lấy ra lượng kem vừa đủ sau đó xoa nhẹ lên trên vết bỏng tạo thành một lớp dày.
  • Bỏng cấp độ 2 và những vết thương ngoài da không gây nhiễm trùng: Mỗi ngày bôi 2 đến 4 lần. Trước mỗi lần bôi cần rửa sạch vết thương, thực hiện bôi như với bỏng cấp độ 1. Sau đó khi đã bôi 1 lớp cần tiếp tục bôi lên lớp thứ 2. Bạn có thể dùng 1 miếng băng gạc thấm nước giúp bảo vệ vết thương. Tuyệt đối không dùng băng gạc khô.
  • Sau khi phẫu thuật hay xạ trị: Chia từ 2 đến 3 lần bôi một ngày, mỗi lần bôi tương tự như với bôi ở vết bỏng cấp độ 1.

Lưu ý khi sử dụng Biafine

  • Không sử dụng thuốc khi dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
  • Nếu đang có bất kỳ vấn đề nào với sức khỏe, bạn cần thông báo ngay đến cho bác sĩ trước khi mua hoặc bôi thuốc.
  • Không khuyến cáo sử dụng với những vùng vết thương bị nhiễm trùng hoặc đang chảy máu.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc chuẩn bị có thai cần thận trọng khi dùng thuốc.
  • Thuốc có thể tương tác với một số loại dược phẩm hay thực phẩm khác, cần có ý kiến của bác sĩ và tránh sử dụng thuốc tràn lan.
  • Cần đặc biệt tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc.
  • Có kế hoạch dùng thuốc khoa học và bám sát theo tư vấn của y bác sĩ. Tuyệt đối tránh trường hợp dùng nhiều hoặc ít hơn khuyến nghị.
  • Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Không dùng một khi sản phẩm đã có dấu hiệu bị biến đổi chất hay hết hạn sử dụng.

Tác dụng phụ của Biafine

Thuốc điều trị vết thương Biafine mặc dù được đánh giá là khá an toàn với người dùng nhưng vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài mong muốn. Hầu hết chúng đều có triệu chứng rất nhẹ, không ảnh hưởng đến sự an toàn của con người như:

  • Cảm giác nhói như bị kim châm ở vùng bôi thuốc.
  • Bị dị ứng toàn thân hay ở vùng bôi thuốc.

Ngoài ra còn một số tác dụng phụ khác mà bạn có thể gặp. Khi xảy ra bất cứ triệu chứng nào, bạn cần ngay lập tức ngưng sử dụng thuốc và báo cáo lại ngay đến cho cơ sở y tế gần nhất. 

Thành phần thuốc Biafine

Dược liệu chính có trong thuốc trị vết thương Biafine là Trolamine

Xuất xứ của thuốc

  • Đất nước sản xuất: Thái Lan
  • Nhà sản xuất: JANSSEN

Những thực phẩm giúp điều trị vết bỏng tốt nhất

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Biafine nói riêng và các loại thuốc tây nói chung cho vết bỏng của mình, bạn cũng có thể nạp vào cơ thể những thực phẩm có sẵn từ thiên nhiên mà lại có kết quả gần như tương đồng. Ngoài ra, các loại thực phẩm này còn giúp bạn làm mờ đi rất tốt các vết sẹo không may xuất hiện sau khi bạn bị bỏng. Hãy cùng Apharma tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Nhóm thực phẩm giàu chất kẽm

Kẽm có trong rất nhiều món ăn thường ngày của chúng ta. Loại khoáng chất này đặc biệt cần thiết cho việc tái tạo lại làn da và phục hồi thương tổn rất tốt. Ngoài ra, kẽm cũng còn có tác dụng rất tốt trong việc nâng cao sức đề kháng của người ăn, giúp họ gia tăng được sức khỏe đáng kể. 

Biafine
Thủy hải sản chứa rất nhiều kẽm

Bạn có thể lựa chọn cho mình ăn những thực phẩm được chế biến từ gan như gan bò, gan lợn,.. để bổ sung lượng kẽm cho cơ thể. Bên cạnh đó, tôm cá cũng là một lựa chọn không tồi cho một thực đơn giàu kẽm. Tuy nhiên, ăn quá nhiều gan hay thùy hải sản cũng có thể khiến cơ thể bị dị ứng hay nặng hơn là vô vàn những vấn đề khác có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người sử dụng.

Bổ sung nhiều nước cho cơ thể

Theo những nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng lượng nước người bị bỏng cần nạp vào cơ thể sẽ lớn hơn người bình thường từ 1,5 đến 2 lần. Nếu không đáp ứng đủ, vết bỏng của người bệnh sẽ khó phục hồi hơn, từ đó tăng thời gian lành lặn và gây sẹo. 

Biafine
Uống trà thảo dược khi bị bỏng là một phương thức chữa trị khá hiệu quả

Bạn có thể lựa chọn uống trà, nước ép trái cây hoặc nước lọc. Nên hạn chế uống các loại đồ uống có thành phần là sữa có thể khiến vết bỏng gây sẹo tồi tệ hơn.

Nhóm thực phẩm giàu omega 3

Tương tự với kẽm, omega có vai trò rất quan trọng trong việc chữa lành vết thương. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ omega 3 giúp cơ thể bạn tiêu diệt được hầu hết những loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. 

Omega 3 có trong rất nhiều các loại thực phẩm thường ngày

Bạn có thể tìm thấy omega 3 ở vô vàn những loại thực phẩm bạn sử dụng. Tuy vậy, bổ sung nhiều nhất vẫn là những loại cá như cá thu, cá hồi,.. Do vậy, bạn hãy lưu ý và bổ sung thường xuyên cá vào trong bữa ăn hằng ngày.

Nhóm thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A thường được mọi người biết đến với tác dụng rất tốt của mình trong việc làm tăng khả năng thị lực. Tuy vậy, vitamin A còn một công dụng rất lớn nữa là giúp nhanh chóng phục hồi thương tổn ở ngoài da và hạn chế tối đa việc hình thành sẹo. Qua đó, ta có thể thấy tầm quan trọng của vitamin A với cơ thể, đặc biệt là khi bị thương như bỏng.

Biafine
Rau củ có màu sáng chứa nhiều vitamin A

Những loại rau củ chúng ta ăn thường ngày cũng đã giúp cơ thể bổ sung một lượng vitamin A khá lớn cho cơ thể. Thế nhưng nhiều nhất vẫn là những loại rau củ sáng màu như cà rốt, bí đỏ, cà chua,.. Ngoài ra, những đồ ăn có nguồn gốc từ bơ và sữa cũng có chứa lượng vitamin A tương đối nhiều mà bạn có thể sử dụng để thay đổi khẩu vị cho bữa ăn. Tuy vậy, như mọi chất khác có trong cơ thể, nạp quá nhiều vitamin A cho cơ thể cũng sẽ khiến bạn gặp phải những tác dụng phụ không tốt như vàng da, đau xương khớp. Thậm chí nặng hơn là ngộ độc gan.

Những lưu ý bạn cần thực hiện khi bị bỏng

Sát trùng vết bỏng thường xuyên

Khi da bạn bị bỏng, những chức năng như kháng khuẩn, miễn dịch ở vùng đó sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó làm gia tăng khả năng cơ thể bị tấn công bởi vô vàn những loại vi rút, vi khuẩn khác nhau. Để hạn chế điều này, bạn cần thường xuyên rửa vết thương của mình bằng các loại dung dịch y tế như nước muối sinh lý hay oxy già. Cần lưu ý khi rửa vết thương cần tiệt trùng vật dụng y tế sạch sẽ, thực hiện nhẹ nhàng và đúng quy trình.

Bạn không nên đắp đá lên vết bỏng

Chữa trị vết thương bằng nước mát

Khi bị bỏng bạn sẽ phải chịu đựng cảm giác đau đớn dai dẳng rất khó chịu. Để làm dịu bớt cơn đau, bạn có thể tiến hành dùng nước mát dội lên vết bỏng. Điều này sẽ giúp bạn giảm triệt để các cơn đau gây ra bởi vết bỏng. Tuy vậy bạn cần lưu ý không nên dùng đá lạnh cho vết bỏng vì có thể khiến vùng da tổn thương khó phục hồi hơn, gây sẹo lớn hơn rất nhiều.

Thường xuyên vệ sinh vùng da bị tổn thương

Trên đây là toàn bộ những điều bạn cần nắm rõ về thuốc điều trị vết bỏng Biafine. Hiện bạn có thể tiến hành mua thuốc rất dễ dàng tại công ty cổ phần dược phẩm Apharma. Bằng sự uy tín cùng các hình thức mua thuốc online mà công ty đang cung cấp, bạn sẽ hoàn toàn có thể hoàn toàn yên tâm về mức giá cũng như chất lượng sản phẩm là tốt nhất. Hãy nhanh tay liên hệ với công ty để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất. Apharma rất hân hạnh khi được phục vụ quý khách.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *