Cây Ba chẽ là một loại cây khá quen thuộc với đồng bào các dân tộc các tỉnh vùng núi, trung du và cao nguyên, cây được biết đến là một loại thảo dược quý có tác dụng trị kiết lỵ, tiêu chảy hiệu quả. Hãy cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu kĩ hơn về tác dụng làm thuốc của cây Ba chẽ ở bài viết bên dưới ngay dưới đây để biết thêm nhé!
1. Giới thiệu về cây Ba Chẽ
Dược liệu Ba chẽ có tên khoa học là Desmodium triangulare (Retz.) Schindl, thuộc họ Đậu (Fabaceae). Trong dân gian vị thuốc này còn có các tên gọi khác như đậu bạc đầu, Biền ong (dân tộc Dao), niễng đực, tràng quả tam giác, chù tay mãy (Dân tộc H’mông),…
Các thầy thuốc sử dụng lá cây ba chẽ là vị thuốc dùng để chữa bệnh.
2. Đặc điểm cây ba chẽ
2.1. Đặc điểm hình thái
Ba chẽ là một loại cây thân nhỏ, có chiều cao trung bình từ 0.5 – 0.6 m, cây sống lâu năm và mọc thành bụi. Thân cây hình trụ, cây có nhiều cành. Cành cây non có hình tam giác dẹt, xung quanh có lông mềm màu trắng che phủ.
Dược liệu Ba chẽ có kiểu lá kép, gồm 3 lá chét, lá chét ở giữa to hơn và mọc so le nhau.. Phiến lá chét hình nguyên, không có răng cưa. Lá ba chẽ có hình thoi, hình trứng hay hình bầu dục. Các lá non còn được phủ một lớp lông tơ trắng ở cả hai mặt để bảo vệ
Hoa Ba chẽ nhỏ, màu trắng và mọc thành chùm đơn ở các kẽ lá. Mỗi chùm hoa gồm 10 – 20 hoa nhỏ. Đài hoa chia thành 4 thùy, thùy dưới dài hơn 3 thùy trên. Cây nở hoa trong vòng 3 tháng từ tháng 5 tới tháng 8
Quả cây ba chẽ là quả thuộc loại đậu. Quả thắt lại ở giữa các hạt tạo thành 2 – 3 đốt, xung quanh có lông mềm màu trắng bạc bao phủ. Mùa ra quả là từ tháng 9 tới tháng 11
2.2. Khu vực sinh trưởng
Cây Ba chẽ là một loại cây mọc nhiều tại những vùng núi thấp, cao nguyên và trung du như các tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Hòa Bình, Gia Lai, Hà Bắc,….
2.3. Bộ phận dùng làm thuốc của cây ba chẽ
Đông y sử dụng lá ba chẽ để làm thuốc trị các bệnh kiết lỵ, tiêu chảy hiệu quả
Lá ba chẽ
2.4. Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản
Vị thuốc ba chẽ với nguyên liệu chính là lá ba chẽ, thường có thể thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất nên thu hái vào mùa xuân, lúc lá non và xanh nhất.
Sau khi thu hái xong và rửa sạch từng lá, có thể sử dụng tươi trực tiếp để sắc lấy nước uống, hay nấu thành cao nước, cao khô. Muốn bảo quản được lá ba chẽ lâu, có thể đem phơi khô hay sấy ở nhiệt độ dưới 500 độ.
Dược liệu sau khi sơ chế nên bảo quản trong bao bì, để ở nơi khô ráo và thoáng mát.
2.5. Thời gian sử dụng sau khi sơ chế
Sau khi sơ chế, bảo quản ở nơi khô ráo, sản phẩm lá ba chẽ có thể bảo quản lâu dài trong 6 tháng. Tránh sử dụng khi sản phẩm có dấu hiệu lạ, dấu hiệu mốc,..hay hết hạn sử dụng khi trên sản phẩm.
2.6. Cách phân biệt sản phẩm tốt
Khi sử dụng lá ba chẽ tươi làm thuốc, nên chọn các lá lành, xanh tươi, tránh các lá bị sâu, hư hại. Với lá ba chẽ đã phơi khô nên chọn lá còn giữ được màu xanh có khả năng sát khuẩn tốt hơn lá phơi đến úa vàng
3. Thành phần dược liệu ba chẽ
Theo các tài liệu nghiên cứu khoa học đã cho thấy, thành phần hóa học của Ba chẽ bao gồm:
- Các alkaloid: Candixin, Phenethylamine, Salsolidin, Hordenin, chiếm 0,0048% trong lá và 0.011% trong rễ và thân
- Các Alkaloid có Nitơ bậc 4
- Saponin
- Tanin
- Flavonoid
- Các acid hữu cơ,…
4. Phương pháp bào chế và sử dụng
Lá ba chẽ sau khi được thu hái và chế biến có thể sử dụng trực tiếp bằng cách sắc hay nấu nước dùng dưới dạng cao đặc hoặc cao lỏng. Vị thuốc ba chẽ có thể dùng cả trong lần ngoài:
- Với dùng trong, thuốc dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột,..
- Với dùng ngoài: Lây lá tưới nhai hoặc cho vào cối giã nát, và dùng đắp ngoài.
5. Vị thuốc của Dược liệu ba chẽ
5.1. Tính vị, quy kinh
Theo các sách Đông y, vị thuốc Ba chẽ có tính ôn, vị ngọt, hơi đắng và không độc
5.2. Liều lượng sử dụng an toàn
Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 10-50 gram Ba chẽ, nếu dùng quá liều sẽ dẫn đến tình trạng táo bón nặng. Với từng bài thuốc, liều lượng các vị thuốc sẽ thay đổi nên tham khảo ý kiến của Thầy thuốc của bạn để sử dụng hiệu quả và an toàn nhất.
5.3. Độc tính khi sử dụng quá liều
Đa số các hoạt chất có tác dụng dược lý trong cây ba chẽ tương đối lành tính nên không có độc tính nghiệm trọng khi dùng quá liều. Một vài trường hợp, khi ăn quá nhiều quả ổi sẽ bị táo bón.
6. Công dụng và lợi ích có lợi cho sức khỏe con người của Dược liệu ba chẽ
6.1 Theo y học hiện cổ truyền
Các thầy thuốc đông y sử dụng lá ba chẽ là vị thuốc chữa bệnh các bệnh hiệu quả như:
- Điều trị và phòng ngừa bệnh phong tê thấp
- Chữa lỵ
- Chữa rắn cắn
- Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giúp đào thải độc tố, thanh nhiệt cơ thể.
6.2 Theo y học hiện đại
Lá ba chẽ chứa nhiều hoạt chất có các tác dụng điều trị bệnh khác nhau
- Tác dụng kháng khuẩn:
Lá ba chẽ chứa các Alkaloid có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả với các chủng khuẩn như Staphylococcus Aureus, Escherichia Coli
- Tác dụng kháng viêm:
Các nghiên cứu cho thấy trong Lá ba chẽ được nghiên cứu chứa các hoạt chất flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm. Tác dụng kháng viêm của ba chẽ thể hiện rõ nhất ở cả hai giai đoạn gồm cấp và bán cấp của phản ứng viêm thực nghiệm
- Thu teo tuyến ức:
Thành phần hóa học chứa trong dược liệu ba chẽ có công dụng gây thu teo tuyến ức ở các thí nghiệm với chuột cống non.
7. Các điều cần lưu ý và bí quyết sử dụng dược liệu ba chẽ hiệu quả
Khi sử dụng các bài thuốc từ vị thuốc ba chẽ, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau để đạt hiệu quả tốt nhất:
- Lá ba chẽ có chứa hoạt chất Tanin, một chất gây táo bón. Vì vậy, các bệnh nhân đang trong tình trạng táo bón nên cân nhắc khi sử dụng dài ngày
- Không sử dụng với các đối tượng mẫn cảm với bất kì thành phần nào của vị thuốc
8. Các bài thuốc dân gian quý từ cây Ba chẽ
8.1. Bài thuốc trị lỵ trực khuẩn, tiêu chảy do tụ cầu khuẩn
- Nguyên liệu: 200gr lá ba chẽ
- Hướng dẫn cách làm: lá sau khi thu hái đem đi rửa sạch với nước muối. Cho nguyên liệu vào nồi cùng với một ít nước lọc, nấu cho đến khi dung dịch thuốc thành cao khô. Sau đó để nguội, vo và nắng cao khô thành từng viên khoảng 0,25 gram.
- Liều dùng: Đối với người lớn uống 10 – 12 viên/ngày, với trẻ em từ 1 – 3 tuổi: uống 2 – 3 viên/ngày, trẻ em từ 4 – 7 tuổi: uống 4 – 5 viên/ngày, tất cả đều uống 2 lần/ ngày. Sử dụng liên tục cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
8.2. Bài thuốc trị bong gân, đau nhức xương khớp
- Nguyên liệu: 50 gram lá dược liệu
- Hướng dẫn cách làm: rửa sạch lá đã thu hái với nước muối, để ráo nước. Cho nguyên liệu vào cối và dùng chày giã nát. Đắp bã dược liệu đã ghiền lên vị trí đau. Dùng gạc bó cố định trong 1 ngày.
- Liều dùng: Thực hiện liên tiếp trong 7 ngày.
8.3. Bài thuốc trị trị phong tê thấp
- Nguyên liệu: 30 gam dược liệu.
- Hướng dẫn cách làm: rửa sạch lá dược liệu ba chẽ với nước muối, cho được liệu vào cối và dùng chày giã nát. Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, tiến hành đắp bã dược liệu lên vị trí đau và dùng gạc băng cố định. Sau 1 ngày thì thay dược liệu mới.
- Liều dùng: Thực hiện bài thuốc liên tục trong 5 – 7 ngày.
8.4. Bài thuốc trị rắn cắn nhanh
- Nguyên liệu: 10gam lá Ba chẽ
- Hướng dẫn cách làm: Sau khi mang lá đi rửa sạch với nước muối, dùng miệng nhai nát dược liệu tươi và nuốt nước. Đắp bã dược liệu còn lại lên vùng da bị rắn cắn.
9. Chế độ sống và vận động phù hợp tốt cho bệnh nhân giúp phòng ngừa kiết lỵ
Kiết lỵ là một loại bệnh khá phổ biến hiện nay, bệnh do vi khuẩn Shigellosis gây ra với các biểu hiện đi cầu ra máu, dịch nhầy,…Vị thuốc ba chẽ được xem như thần dược, các tác dụng đặc biệt hiệu quả trong điều trị bệnh kiết lỵ. Để phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh kiết lỵ, bạn đọc cần chú ý đến chế độ sống lành mạnh, dưới đây là một số điều lưu ý nổi bật của Apharma:
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Khi bơi lội trong hồ bơi công cộng, không nên uống nước hồ bơi. Vì nước trong hồ bơi có mật độ vi khuẩn khá cao
Một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh kiết lỵ là xây dựng một thói quen ăn uống lành mạnh, đặc biệt nên:
- Tránh đồ uống không có xuất xứ rõ ràng, không đóng chai và niêm phong
- Hạn chế ăn thực phẩm và đồ uống được bán ngoài vỉa hè. Thức ăn được buôn bán ở vỉa hè, lòng đường tiềm tàng nguy cơ rất cao sự xâm nhập của vi khuẩn có hại trong đó có Shigellosis
- Khi ăn trái cây hoặc rau phải rửa sạch, ngâm muối và gọt vỏ. Vỏ trái cây có thể chứa các bụi bẩn khi vận chuyển, các hóa chất trong thuốc bảo quản,…gây hại tới sức khỏe đường tiêu hóa.
- Không sử dụng các sữa chưa tiệt trùng, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa
10. Thảo dược Ba chẽ được dùng khi nào và mua ở đâu?
Dược liệu ba chẽ là thuốc quý có tác dụng hiệu quả trong chữa bệnh kiết lỵ, tiêu chảy.Với các giá trị dược dụng trong y học, Người bệnh có thể tham khảo, tuy nhiên trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào, luôn phải hỏi ý kiến, thăm khám và lắng nghe ý kiến từ Bác sĩ, thầy thuốc để đảm bảo an toàn trong sử dụng.
Để mua được vị thuốc ba chẽ chất lượng tốt, người mua nên chọn những nhà thuốc lớn hay địa chỉ có uy tín để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc, sản phẩm có bao bì ghi chú rõ ràng nhà sản xuất, nguồn gốc,..
Trên đây là những chia sẻ của nhà thuốc Apharma về cây ba chẽ, vị thuốc quý có tác dụng đặc hiệu trong điều trị các bệnh kiết lỵ và tiêu chảy, Apharma hy vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ cho các bạn.
Nhà thuốc Apharma thuộc công ty cp dược phẩm Apharma sẽ là người bạn đồng hành mang đến những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý nhất. Nhà thuốc online Apharma luôn hân hạnh phục vụ.