Amlor 5mg là thuốc thuộc nhóm thuốc tim mạch, dưới dạng viên nang. Thuốc có công dụng điều trị bệnh tăng huyết áp được nhiều bác sĩ và các nhà thuốc tây uy tín tin dùng.
Bạn có thể mua thuốc Amlor tại nhà thuốc trực tuyến nào? Amlor có công dụng ra sao? Có các lưu ý gì trong quá trình sử dụng thuốc? Apharma sẽ cùng bạn trả lời các câu hỏi trên. Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp kiến thức về chế độ ăn uống, sinh hoạt dành cho người cần điều trị huyết áp cao.
Giới thiệu Amlor 5mg
Thuốc Amlor 5mg còn gọi là Amlodipine thường được các bác sĩ sử dụng trong quá trình khởi đầu điều trị tăng huyết áp. Thuốc có thể dùng riêng lẻ hay dùng kết hợp với các loại thuốc khác nhằm trị cao huyết áp. Sử dụng thuốc ổn định huyết áp còn giúp giúp ngăn chặn vấn đề tim mạch, các bệnh về thận và giảm nguy cơ đột quỵ, giúp máu lưu thông một cách dễ dàng.
- Quy cách: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Amlor 5mg giúp ổn định huyết áp, dùng cho bệnh nhân huyết áp cao
Amlor 5mg thuộc nhóm thuốc tim mạch, có công dụng trong điều trị một số bệnh lý liên quan đến tim mạch, huyết áp như sau:
Trị cao huyết áp
Amlor 5mg có thể dùng riêng lẻ và sử dụng trong thời gian đầu điều trị bệnh tăng huyết áp. Một số bệnh nhân nếu không đáp ứng tốt với việc dùng thuốc huyết áp đơn độc, có thể bổ sung sử dụng thêm amlodipin phối hợp với thuốc ức chế thụ thể α hay β, thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc lợi tiểu Thiazid.
Qua quá trình quan sát thử nghiệm, viên nén có chứa hoạt chất amlodipin besilat, còn mang lại lợi ích giảm nguy cơ các sự cố về tim mạch, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Trị bệnh mạch vành
Amlor 5mg còn sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, giảm tỷ lệ tái phát bệnh hay giảm đau thắt ngực do bệnh mạch vành gây ra.
Trị đau thắt ngực ổn định mạn tính
Trong điều trị co thắt mạch, đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim, Amlor 5mg có thể được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các loại thuốc khác. Thuốc có thể dùng được ngay cả khi chỉ vừa phát hiện các triệu chứng của bệnh co thắt mạch trong khi chưa có khẳng định hoàn toàn.

Liều dùng của Amlor 5mg
– Liều khởi đầu đối với bệnh nhân tăng huyết áp, đau thắt ngực: 5mg/ngày, mỗi ngày 1 lần; tùy đáp ứng của cơ thể có thể tăng lên tối đa 10mg/ngày, mỗi ngày 1 lần.
– Liều khuyến cáo cho bệnh nhân mắc bệnh mạch vành: 5mg – 10mg/ngày, mỗi ngày 1 lần.
Trường hợp dùng kết hợp với các loại thuốc khác ( thuốc ức chế thụ thể α hay β, thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc lợi tiểu Thiazid.)
– Với người cao tuổi: Dùng liều bình thường
– Với trẻ em từ 6 tuổi: 2,5 – 5mg/ ngày, mỗi ngày 1 lần.
– Với bệnh nhân suy thận: nghiên cứu chỉ ra nồng độ amlodipin trong huyết tương thay đổi không liên quan đến mức độ suy thận. Do đó có thể dùng thuốc với liều bình thường.
Trường hợp quá liều
Nếu chẳng may quá liều thuốc Amlor 5mg, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất nếu có các triệu chứng như: ngất xỉu, tim đập nhanh, choáng váng,…
Trường hợp quên liều
Hãy uống liều mới càng sớm càng tốt khi gặp trường hợp quên liều. Lưu ý nếu đã đến thời điểm uống liều kế, cần bỏ qua liều đã quên và vẫn tiếp tục uống uống mới như kế hoạch. Tuyệt đối không uống gấp đôi liều lượng cho phép.
Tác dụng phụ của Amlor 5mg
Qua nghiên cứu lâm sàng, Amlor 5mg có khả năng dung nạp khá tốt. Tuy nhiên, vẫn sẽ có trường hợp bệnh nhân tăng huyết áp, đau thắt ngực gặp phải 1 số tình trạng sau:
- Chóng mặt, đau đầu, ngủ gà, mệt mỏi
- Đánh trống ngực
- Buồn nôn, đau bụng
- Mặt đỏ bừng
- Suy giảm thị lực, vàng da, viêm gan, đường huyết tăng,..
Ngoài ra, một số đối tượng thận trọng trong dùng thuốc Amlor 5mg, cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ: Bệnh nhân suy gan, bệnh nhân suy thận, bệnh nhân cao tuổi, trẻ em, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Một số trường hợp chống chỉ định dùng thuốc như: Người bị suy tim chưa qua điều trị ổn định, người quá mẫn cảm với Dihydropyridin. Đặc biệt chú ý thuốc có thể dẫn đến hạ huyết áp quá mức, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực.
Thành phần của Amlor 5mg
- Mỗi viên nén có chứa Amlodipin Besilat tương đương với 5 mg amlodipin.
Xuất xứ Amlor 5mg
- Nhà sản xuất: Pfizer
- Nước sản xuất: Úc
Thực phẩm nào tốt cho người bệnh cao huyết áp?
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Amlor 5mg, dinh dưỡng và vận động hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kiểm soát huyết áp.
Chế độ dinh dưỡng gợi ý cho người bệnh huyết áp cao như sau:
– Protein: Từ 0,8g – 1g/một kg cân nặng.
– Chất béo: Từ 25g – 30 g. Nên sử dụng các loại chất béo tốt đến từ đậu phộng, mè, dầu ô liu, hạt hướng dương, dầu đậu nành.
– Chất bột đường: Từ 300 – 320 g.
– Chất xơ: Từ 30g – 40g (khoảng 300g – 500g rau, củ, quả)
– Không dùng quá 6g muối ăn, bột nêm, nước tương, nước mắm, bột ngọt.
Rau xanh
Trong rau xanh chứa nhiều kali giúp trung hòa và loại bỏ được natri trong thận thông qua đường nước tiểu, giúp hạ huyết áp.
Một số loại rau xanh tốt cho huyết áp như: rau diếp cá, cải xoăn, cải rổ, xà lách, rau chân vịt.
Cần lưu ý chọn những loại rau còn tươi, tránh chọn rau quả đóng hộp vì những loài này thường có nhiều natri hơn rau quả bình thường.

Quả mọng
Quả mọng chứa nhiều hợp chất tự nhiên flavonoid giúp hạ huyết áp và ngăn ngừa chứng bệnh cao huyết áp.
Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn các loại quả như dâu tây, mâm xôi cho gia đình có người bị huyết áp cao.

Khoai tây
Bên cạnh nguồn chất xơ dồi dào, trong khoai tây còn có Kali và Magie với vai trò hạ huyết áp.

Củ cải đường
Củ cải đường chứa Nitrat sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh cao huyết áp. Bạn có thể làm nước ép hoặc nấu chín củ cải đường sử dụng cho các món ăn hàng ngày.

Sữa không đường
Bạn cũng có thể sử dụng sữa không đường để cung cấp canxi mà vẫn đảm bảo hàm lượng chất béo thấp. Sữa chua không đường cũng là một gợi ý tốt cho các bệnh nhân cao huyết áp.

Bột yến mạch
Bột yến mạch là thực phẩm có nguồn chất xơ dồi dào, lượng natri và chất béo tốt, thích hợp với bệnh nhân huyết áp cao.
Lý tưởng nhất là ăn bột yến mạch vào buổi sáng giúp bổ sung năng lượng cho một ngày mới. Lưu ý bạn không nên ăn bột yến mạch với đường mà hãy ăn cùng với các loại quả tươi tự nhiên.

Chuối
Chuối nổi tiếng là nguồn cung cấp Kali dồi dào. Thay vì sử dụng các loại thực phẩm chức năng, hãy sử dụng chuối để có nguồn Kali tự nhiên, tốt cho người cao huyết áp.

Thực phẩm nên kiêng khi bị cao huyết áp?
Bên cạnh các thực phẩm tốt, người bị huyết áp không nên ăn nhiều một số loại thức ăn sau đây:
– Muối: ăn muối nhiều sẽ gây tăng nước trong thành thế bào hay thành mạch, khiến tăng lực co mạch. Nên tránh một số thức ăn nhiều muối như thịt nguội, đồ đóng hộp, bánh pizza đông lạnh,…
– Đường: đường dễ gây căng thẳng các dây thần kinh giao cảm, hooc môn, dễ gây tăng huyết áp.
– Rượu: người bị huyết áp cao cần nói không với rượu bia vì đồ uống có cồn sẽ khiến nhịp tim tăng, co mạch máu và dẫn đến tăng huyết áp.
– Thuốc lá: Hút thuốc không chỉ làm giảm lượng oxy đi khắp tế bào làm tăng huyết áp mà còn dễ gây xơ vữa động mạnh và nhiều tác hại khác cho cơ thể.
– Cà phê: Trong cà phê chứa nhiều cafein kích thích tim đập nhanh làm huyết áp tăng cao.

Các chế độ vận động tốt cho phòng ngừa và điều trị bệnh huyết áp cao
Rèn luyện thể dục đã được chứng minh là phương pháp chữa huyết áp hữu hiệu, tự nhiên nhất. Dựa trên cơ chế điều hòa lượng Cholesterol trong máu, kìm chế xơ vữa động mạch, làm giãn và tăng tính đàn hồi của các mạch máu trong quá trình vận động, rèn luyện thể dục giúp chữa huyết áp cao hiệu quả. Người bệnh huyết áp cần kiên trì tập luyện một cách điều độ, không quá sức, bởi quả qua 2 đến 3 tháng, tình trạng huyết áp cao mới bắt đầu thuyên giảm.
Một vài chế độ tập phù hợp cho bệnh nhân tăng huyết áp như:
Đi bộ nhanh:
Tùy theo thể trạng, tốc độ đi bộ nhanh có thể từ 5-6 km/ giờ, giúp tần số tim đạt 100 nhịp đến 110 nhịp mỗi phút. Nên tập từ 5 đến 7 buổi mỗi tuần, mỗi buổi từ 40 đến 60 phút để đạt hiệu quả tốt nhất. Khi đã quen dần với cường độ, bạn có thể chuyển sang chạy bước nhỏ để nâng cao thể lực.

Phương pháp chạy:
Người mới nên bắt đầu chạy ở tốc độ thấp để cơ thể thích nghi dần. Thông thường bạn nên dành từ 8 đến 12 tuần để thích nghi với phương pháp chạy và có thể luân phiên giữa đi bộ nhanh và chạy. Nên nhớ, người mắc huyết áp cao không nên để sức chạy vượt quá (180 – số tuổi) nhịp/ phút trong khi luyện tập. Chẳng hạn nếu bạn 50 tuổi, bạn không nên chạy quả 180 – 50 = 130 nhịp/ phút. Khi bắt đầu quen cường độ tập luyện, hãy thử nâng lên chạy từ 20 đến 30 phút mỗi buổi. Bạn cần tập chạy thường xuyên 3 đến 4 buổi mỗi tuần và nên cách ngày.
Trường hợp bệnh nhân có huyết áp tăng quá 160/90mmHg, hãy uống thuốc huyết áp trước khi tập từ 15 đến 30 phút.

Tập trên xe đạp lực kế:
Phương pháp này phù hợp hơn với bên nhân dưới 45 tuổi, tăng huyết áp độ I (140/90 – 160/95mmHg), khả năng huyết áp có thể trở về bình thường mà không phải dùng thuốc. Phương pháp này có lợi hơn ở chỗ bạn có thể mua xe tự tập ở nhà mà không phụ thuộc thời tiết; xe đạp lực kế có khả năng điều chỉnh cường độ thích hợp và căn chỉnh thời gian đạp xe; đồng thời bạn cũng có thể nghe nhạc trong lúc tập luyện.

Tổng kết
Cao huyết áp là một chứng bệnh phổ biến nhưng có thể gây nguy hiểm với người bệnh vì dễ dẫn đến đột quỵ, ảnh hưởng đến tim mạch. Sử dụng thuốc Amlor giúp điều hòa huyết áp, tốt cho bệnh nhân huyết áp cao. Hãy thường xuyên thăm khám, hỏi ý kiến bác sĩ và mua thuốc online uy tín tại công ty cổ phần dược phẩm Apharma. Nhà thuốc Apharma đã có hơn 10 năm kinh nghiệm, với đội ngũ lành nghề cùng sản phẩm nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Kết hợp với dùng thuốc điều trị. Bệnh nhân đừng quên mua quan tâm tới chế độ ăn uống cùng với việc tập luyện điều độ. Như vậy, hiệu quả điều trị tốt nhất.