Suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể – Một căn bệnh phổ biến dẫn đến nhiều hệ lụy khá nguy hiểm. Bệnh này thường xảy ra khi cơ thể trở nên mệt mỏi, stress, căng thẳng, áp lực và ốm vặt kéo dài, khiến cho cuộc sống gặp nhiều khó khăn, giờ giấc bị đảo lộn, sức khỏe giảm sút… 

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng như trên, đừng lo, Apharma sẽ đồng hành cùng bạn để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục thông qua bài viết dưới đây!

Tìm hiểu về bệnh suy nhược cơ thể

Có thể nói, suy nhược cơ thể là tình trạng cơ thể mắc phải bệnh lý kéo dài cùng những biểu hiện khó ngủ, mệt mỏi, lo lắng, làm việc năng suất suy giảm,… Có người trong thời gian ngắn có thể chữa khỏi nhưng có người phải lên phác đồ điều trị lâu dài. 

Vì vậy, khi cơ thể bị suy nhược cần bù đắp bằng chế độ ăn uống hợp lý, vận động và sinh hoạt khoa học. Cơ thể suy nhược còn là một bệnh lý gây nên tình trạng uể oải, mệt mỏi toàn thân, kiệt sức trong thời gian dài cho dù người bệnh đã nghỉ ngơi, khiến do họ không còn năng lượng để làm việc nữa. 

Việc để cơ thể bị mệt mỏi lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, công việc và tinh thần, cuộc sống của người bị bệnh.  Nếu tình trạng suy nhược cơ thể không được khắc phục kịp thời, các triệu chứng bệnh sẽ kéo dài và tình trạng bệnh nặng thêm, xuất hiện thêm nhiều triệu chứng nguy hiểm như sống khép kín, sợ hãi vô cớ, không muốn tiếp xúc với người khác, tự kỷ, ngại giao tiếp, cơ thể thiếu năng lượng, giảm khả năng tư duy, không tập trung, trí nhớ giảm sút, đôi khi không kiểm soát được cảm xúc hay hành vi của bản thân, hay gặp ác mộng về đêm, ngủ không đủ giấc hoặc khó ngủ.

Người bị suy nhược cơ thể thường hay mất tập trung
Người bị suy nhược cơ thể thường hay mất tập trung

Những biểu hiện trên, ta có thể thấy được người bị suy nhược cơ thể không tập trung vào công việc được, không còn hứng thú trong công việc, dẫn đến năng suất giảm, chất lượng công việc thấp, dễ buông xuôi và thất bại, nguy cơ cao dẫn đến tự kỷ. Lúc này, bệnh sẽ rất khó điều trị.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, cụ thể như sau:

  • Các bệnh mãn tính liên quan đến suy nhược cơ thể như: Bệnh thận mãn tính, bệnh đái tháo đường, tình trạng mất ngủ kéo dài, mất máu nhiều, thường xuyên bị ốm vặt, cơ thể không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng có thể có nguy cơ bị suy nhược cơ thể.
  • Cơ thể bị giảm miễn dịch: Tình trạng này khiến cơ thể dễ dàng mắc phải các bệnh nội khoa, kiệt quệ năng lượng và làm cơ thể mệt mỏi.
  • Toàn thân bị nhiễm trùng: Cơ thể bị nhiễm trùng sẽ dẫn đến các bệnh như viêm gan B, lao cũng như gây nên suy nhược cơ thể.
  • Thường xuyên lo âu, Stress kéo dài và làm việc căng thẳng: Đây là các nguyên nhân chính gây nên tình trạng mệt mỏi dẫn đến suy nhược cơ thể. Những biểu hiện này làm bệnh nhân thường chủ quan, không điều trị kịp thường nên sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể. Dần dần sẽ tạo thành vòng xoắn bệnh lý: căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, rồi suy nhược cơ thể lâu dài lại khiến cơ thể cảm thấy lo lắng và kiệt quệ.
  • Bị thiếu hụt vitamin: Cơ thể bị thiếu hụt vitamin sẽ dẫn đến uể oải, thiếu sức sống, mệt mỏi, thiếu sức sống lâu dần sẽ dẫn đến suy nhược.
  • Ít vận động: do tính chất công việc phải ngồi lâu một chỗ, không thường xuyên vận động cũng dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi.
  • Suy nhược cơ thể sau sinh.
  • Phẫu thuật, mang thai cũng rất dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, kiệt quệ, uể oải và suy nhược.

Các tác dụng phụ cũng gây ra tình trạng cơ thể suy nhược: Cơ thể bị tác động thường xuyên dẫn đến enzyme trong cơ thể chuyển hóa thay đổi, tạo thành nhiều chất trung gian chuyển hóa ảnh hưởng xấu tới cơ thể.

Người hay lo âu sẽ dễ dẫn đến cơ thể bị suy nhược
Người hay lo âu sẽ dễ dẫn đến cơ thể bị suy nhược

Những triệu chứng mà người bệnh cơ thể suy nhược thường gặp

Bạn cũng có thể tự dự đoán được cơ thể có đang mắc bệnh suy nhược cơ thể hay không bằng các triệu chứng sau:

  • Đau, ốm yếu kéo dài hơn 6 tháng, sức khỏe ngày càng yếu.
  • Đau cơ, viêm họng, đau khớp nhưng không bị sưng đỏ.
  • Người mệt mỏi đuối sức, da xanh xao, hay đổ mồ hôi trộm, đôi khi bị mất ngủ.
  • Khó ngủ và nhức đầu.
  • Có hạch lympho mềm.
  • Khó nhớ hoặc khả năng tập trung kém.
  • Khó chịu kéo dài hơn 24 tiếng sau khi cố gắng hết sức.
  • Bối rối, lo lắng, bi quan và dễ cáu gắt.
  • Trầm cảm và thờ ơ.
  • Tính tình thất thường.
  • Đầy hơi, chán ăn, buồn nôn, giảm ngon miệng và sụt cân.
  • Giảm khả năng ham muốn tình dục.
Chán ăn là một trong những triệu chứng của cơ thể suy nhược
Chán ăn là một trong những triệu chứng của cơ thể suy nhược

Tác hại của bệnh suy nhược cơ thể

  • Suy nhược cơ thể là bệnh xuất phát chủ yếu từ bản thân bị mệt mỏi, căng thẳng, kiệt quệ, giảm năng lượng, làm việc quá sức,… vì vậy sẽ không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng bạn cũng không nên chủ quan về căn bệnh này.
  • Hậu quả nghiêm trọng hơn của cơ thể suy nhược là suy nhược thần kinh hay gọi là trầm cảm. Hai căn bệnh này có liên quan chặt chẽ với nhau nếu để tình trạng suy nhược kéo dài thì nguy cơ bị trầm cảm rất cao. Bản thân sẽ cảm thấy tự ti, sống khép kín và mặc cảm, tự cho bản thân rất kém cỏi, nên không muốn làm việc, tâm trạng buồn bã, trí nhớ giảm sút trầm trọng,… Chất lượng cuộc sống sẽ bị suy giảm, tình trạng xấu nhất là tự sát để bản thân được giải thoát.
  • Tâm trạng luôn tồi tệ, cơ thể bị mệt mỏi sẽ dẫn đến không kiểm soát được hành vi, cảm xúc, dễ bị kích động, buồn bã, dễ cáu giận, công việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thất bại và trở nên sa sút. Nếu không kịp thời điều trị cơ thể sẽ càng ốm yếu, có thái độ thờ ơ và buông thả trong cuộc sống.
Bệnh suy nhược cơ thể có thể khiến bạn hay cáu giận
Bệnh suy nhược cơ thể có thể khiến bạn hay cáu giận

Chuẩn đoán về tình trạng cơ thể suy nhược

Để chuẩn đoán đúng tình trạng cơ thể suy nhược, dựa vào các biểu hiện đầu tiên của bệnh:

  • Thường cảm thấy buồn chán, hồi hộp, lo lắng, nóng nảy, sợ hãi vô cớ và dễ bị kích động.
  • Với nữ: Dễ rối loạn kinh nguyệt và không còn ham muốn tình dục.
  • Với nam: Xuất tinh sớm, sinh lý bị suy giảm.
  • Tim sẽ đập nhanh hơn bình thường.
  • Sốt nhẹ, sổ mũi trong khoảng 24 tiếng.
  • Khó tập trung vào một việc nào đó, khả năng ghi nhớ bị suy giảm.
  • Đau mỏi cơ bắp, khớp xương, bị viêm họng, đặc biệt ở vùng lưng, hay bị chuột rút.
  • Thường xuyên đau bụng, táo bón, suy giảm hệ tiêu hóa, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng giảm.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Thường bị đau đầu, ngủ không ngon giấc, mất ngủ, dễ bị ác mộng và toát mồ hôi trộm.
  • Cơ thể bị ốm yếu, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, sụt cân mất kiểm soát, dù nghỉ ngơi nhưng tình trạng không thuyên giảm, kéo dài hơn 6 tháng.

Cách phòng ngừa và điều trị tình trạng suy nhược cơ thể 

Cách điều trị

  • Bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị đau đầu, đau cơ. Thuốc tránh trầm cảm có thể giúp giảm mệt mỏi, tăng khả năng tiếp thu.
  • Tuân theo các phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
  • Người bệnh cần phải nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt trong thời gian điều trị.
  • Người bị suy nhược cơ thể sẽ được bác sĩ cho thuốc và có hướng điều trị tích cực. Điều trị theo chương trình đặc biệt và điều trị hành vi để giúp bạn giảm các triệu chứng đau đầu, khó tập trung.
  • Chế độ sinh hoạt cần hợp lý, làm việc và nghỉ ngơi điều độ.
  • Không uống rượu bia, hút thuốc.
  • Không nên tạo áp lực cho bản thân, không thức đêm nhiều, tốt nhất ngủ sớm và đủ 7 tiếng một đêm và ngủ thật sâu.
  • Làm công việc quan trọng nhất vào buổi sáng khi cơ thể còn nhiều năng lượng.
  • Nhờ sự giúp đỡ của người thân quen, bạn bè, đồng nghiệp khi vượt quá sức.
  • Nghỉ ngơi trong ngày bằng cách đi bộ, thư giãn.
  • Tham gia hội nhóm, trò chuyện với người thân hoặc với người có vấn đề tương tự nhau.
  • Ăn uống có chọn lọc, phù hợp với sức khỏe. Thực đơn cần đảm bảo đầy đủ 4 thành phần đạm, đường, béo, vitamin nhưng cần bổ sung nhiều rau xanh như súp lơ, cải chíp. Những loại hoa quả có bị thanh như nho, cam, thanh long,.. Nên ăn nhiều những món cảm thấy ngon miệng và thích thú. Nếu không ngon miệng hãy chế biến loãng hơn và dễ nuốt.
Hạn chế thức khuya sẽ giúp bạn tràn đầy năng lượng hơn
Hạn chế thức khuya sẽ giúp bạn tràn đầy năng lượng hơn

 Cách phòng ngừa

  • Đi khám bác sĩ ngay nếu có bất kỳ các triệu chứng bất thường nào thay đổi trên cơ thể. Bác sĩ sẽ sớm xác định những vấn đề tiềm ẩn trong cơ thể, kịp ngăn ngừa và tránh tiến triển xấu đi.
  • Cơ chế sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, điều độ.
Một chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp bạn phòng ngừa được suy nhược cơ thể
Một chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp bạn phòng ngừa được suy nhược cơ thể

Người bị suy nhược cơ thể nên ăn gì?

Bổ sung vitamin

Bổ sung vitamin để cơ thể khỏe mạnh hơn
Bổ sung vitamin để cơ thể khỏe mạnh hơn
  • Vitamin C: Bổ sung vitamin C mỗi ngày sẽ giúp tăng sức đề kháng, thúc đẩy khả năng làm việc, phát triển răng, xương và các mạch máu, đồng thời điều hòa phản ứng oxi hóa khử, kéo dài tuổi thọ. Chanh, táo, cam, rau lá màu đậm là những nguồn cung cấp vitamin C tự nhiên mà bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn mỗi ngày.
  • Vitamin B: Vitamin B gồm có các loại như B1, B2, B3, B6, B7, B12 có tác dụng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Vitamin B12 thúc đẩy chức năng của hệ thần kinh, kích thích ngon miệng, tăng cường trí nhớ, tập trung. Vitamin B6 sẽ giúp hỗ trợ sử dụng đạm và tạo hồng cầu.
  • Vitamin D: Bên cạnh khả năng giúp xương chuyển hóa canxi, vitamin D còn đóng vai trò chuyển hóa năng lượng, hấp thu dưỡng chất, đặc biệt là canxi và photpho sẽ rất tốt cho xương và răng.
  • Vitamin E: Loại vitamin này được coi là thần dược của cơ thể bởi chúng có rất nhiều công dụng như: làm giảm quá trình lão hóa của da và tóc, tránh khô da, sạm da, tóc gãy rụng, hư tổn,… Bổ sung thêm vitamin E mỗi ngày để giúp bảo vệ da, tế bào, giúp da mịn màng, và chống suy nhược cơ thể.

Hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ có tác dụng bổ máu, tăng cường chức năng gan, thận, hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh. Uống hà thủ ô đỏ mỗi ngày giúp giấc ngủ ngon, đau lưng, đau khớp thuyên giảm. Ngoài ra, hà thủ ô đỏ còn hỗ trợ giảm tóc bạc sớm, tóc gãy rụng. Mỗi ngày sắc uống từ 6 tới 12 gram uống hoặc để ngâm rượu dùng dần.

Uống hà thủ ô đỏ có thể làm giảm bệnh suy nhược cơ thể
Uống hà thủ ô đỏ có thể làm giảm bệnh suy nhược cơ thể

Trà linh chi

Thường xuyên đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi hay mất ngủ hãy uống trà linh chi. Linh chi còn tốt cho người già bị suy giảm trí nhớ hoặc người ốm lâu ngày. Người bệnh hãm 9 gram linh chi uống mỗi ngày.

Trà linh chi rất tốt cho sức khỏe
Trà linh chi rất tốt cho sức khỏe

Thịt heo hầm thuốc bắc

Món ăn hàng đầu giúp bồi bổ cơ thể suy nhược, bồi bổ khí huyết là thịt heo hầm thuốc bắc. Thịt heo chứa nhiều chất dinh dưỡng kết hợp cùng những nguyên liệu tốt cho sức khỏe sẽ giúp cải thiện suy nhược cơ thể đáng kể. 

Cách làm như sau: Rửa sạch thịt heo và các nguyên liệu thuốc bắc, cắt thịt heo vừa ăn. Cho vào nồi nấu lên cùng nhau, sau đó nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Hầm đến khi thịt chín mềm và thưởng thức cả cái và nước.

Thịt heo hầm thuốc bắc giúp cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể
Thịt heo hầm thuốc bắc giúp cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể

Cháo mè đen hầm chim cút

Chim cút chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, thành phần đạm vượt xa gà, bò, heo,… nên đây sẽ là món ăn cần được bổ sung vào thực đơn người bệnh suy nhược cơ thể, hệ tiêu hóa kém, tỳ vị yếu.

Kết luận

Thực tế, những người bị suy nhược cơ thể ngoài điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ quan trọng hơn là thay đổi lối sống, cách luyện tập để tinh thần lẫn thể chất đều khỏe mạnh, từ đó cơ thể sẽ phục hồi một cách trọn vẹn hơn.

Trên đây, nhà thuốc Apharma đã tổng hợp đầy đủ nhất thông tin cốt yếu về căn bệnh suy nhược cơ thể. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh này hoạc các sản phẩm hỗ trợ tình trạng cơ thể mệt mỏi đau nhức, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với nhà thuốc Apharma để được tư vấn và giải đáp kịp thời. Gần đây, sữa ong chúa tươi cũng là sản phẩm được khá nhiều bạn quan tâm vì có nhiều tác dụng hỗ trợ giảm suy nhược cơ thể.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *