Lá lốt

Lá lốt chữa đau nhức xương khớp

Cây lá lốt thường được các bà mẹ chế biến thành các món ăn hàng ngày để đưa vị thuốc này tới mỗi thành viên trong gia đình bởi nó có vị thơm rất dễ ăn. Dưới góc nhìn của y học thì cây lá lốt có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm. Vậy thông tin chi tiết về loại thảo dược này như thế nào? Hãy cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây nhé.

Cây lá lốt là cây gì?

Cây lá lốt hay còn gọi là lá lốp, là loại cây thân thảo sống lâu năm và thường mọc ở những nơi đất đai ẩm ướt như ở trên núi và trung du. Cây phát triển nhanh ở những nơi râm mát và có ánh nắng trực tiếp.

Hình ảnh lá lốt
Hình ảnh lá lốt

Cây lá lốt được sử dụng làm rau ăn, cả thân, rễ và lá đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Trong y học cây lá lốt có tác dụng trong giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn.

Mô tả về thảo dược cây lá lốt

Đặc điểm nhận biết cây lá lốt

Cây mọc bò có chiều cao từ 20-40cm, cành thân phủ ít lông và phổng lên tại các mấu. Lá đơn nguyên hình tim, nhẵn, rộng, mép uốn lượn, mọc so le. Gân lá chằng chịt hình mạng lưới, đầu lá thuôn nhẹ, cuống lá có bẹ ở gốc. Hoa mọc đơn độc từng bông ở kẽ lá, quả mọng chỉ chứa một hạt.

Khu vực phân bố, sinh trưởng

Cây có nguồn gốc từ các nước Đông Dương như Việt Nam, Lào, Campuchia. Đây là khu vực có khí hậu thích hợp để cây sinh sống và phát triển tốt.

Ở nước ta, cây thường mọc trong những khu vườn bỏ hoang hay ở các khu vực rừng núi ẩm thấp và được trồng ở khắp các tỉnh thành.

Bộ phận nào của cây lá gai được dùng làm dược liệu

Người ta thường sử dụng cây lá lốt để bào chế dược liệu sử dụng trong các bài thuốc như rễ và lá. Trong khi đó lá còn được dùng để chế biến làm rau ăn.

Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản cây lá lốt

  • Thu hái: Lá và rễ thu hoạch quanh năm nhưng nếu dùng rễ thì nên thu hái vào mùa thu vì thời điểm này rễ phát triển mạnh và có được dược liệu tốt nhất
  • Sơ chế: Rễ đem cắt bỏ rễ con xung quanh và rửa sạch đất rồi sau đó để nguyên hoặc thái mỏng đem phơi khô. 
  • Bảo quản:  Sau khi sơ chế và phơi khô rễ cây lá lốt xong, thành phẩm sẽ được cho vào túi nilon để bảo quản.

Thời hạn sử dụng kể từ khi sơ chế

Sau khi hoàn thành bước sơ chế, thành phẩm thu được sẽ được cho vào bao bì, bọc kín lại, bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát để có thể sử dụng lâu dài.

Mùa thu hái cây lá lốt

Cây ra hoa và kết quả độ tháng 8 đến tháng 10, nếu dùng thảo dược để chữa bệnh thì nên thu hái vào mùa thu.

Thành phần dược liệu cây lá lốt

Thân và rễ lá cây có chứa chất ancaloit, flavonoid, tinh dầu. Theo nghiên cứu cho biết lá lốt chưa thành phần chính là tinh dầu với tỷ lệ 0.57% piperidin và piperin và kết quả thực nghiệm cũng cho thấy cây lá lốt có công dụng kháng viêm và kháng khuẩn cực kỳ hiệu quả.

Công dụng của cây lá lốt đối với sức khỏe

Lá lốt chữa mồ hôi tay chân
Lá lốt chữa mồ hôi tay chân

Lá lốt có hương vị thơm đặc trưng, đây là nguyên liệu không thể thiếu của nhiều món ăn dân dã mà hấp dẫn như thịt cuốn lá lốt, chả ốc lá lốt, ốc nấu chuối đậu, lẩu ếch… Trong y học cổ truyền thì lá lốt được kiểm chứng là cây thuốc quý trị phong thấp, đau bụng do lạnh, phù thũng… Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ám, tác dụng của lá lốt chống hàn, giảm đau, chống phong hàn ở mức độ thấp, tay chân lạnh, tê tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu, đau đầu vì cảm lạnh.

Trong đời sống, người ta thường dùng lá lốt như một loại rau để ăn sống hoặc nấu canh, hoặc gói chả… Lá lốt giúp chữa đau nhức xương, trị bệnh kiết lỵ, tổ đỉa, mụn nhọt… ngoài ra, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau rất tốt.

Kiêng kị và bí quyết sử dụng cây lá lốt hiệu quả

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng nên sẽ có nhiều cách dùng khác nhau, một số cách dùng lá lốt phổ biến hiện nay là:

  • Dùng lá làm gia vị chế biến hoặc các món ăn cho gia đình.
  • Dùng lá giã nát để uống hoặc đắp lên các vết thương ngoài da điều trị bệnh.
  • Dùng thân, lá, rễ cây tươi và phơi khô kết hợp với các vị thuốc nam khác sắc lấy nước để điều trị bệnh.

Lá lốt là loại cây lành tính và có nhiều công dụng trong việc phòng và chữa trị một số bệnh ở người. Nhưng nếu như sử dụng không cẩn thận có thể dẫn đến tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho người sử dụng. Khi dùng loại cây này bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Không nên sử dụng cho người bị bệnh nhiệt miệng, táo bón, nóng trong người… vì lá cây tính ấm nhiệt có thể khiến cổ họng, lưỡi khô, hàm và lợi có thể bị sung.
  • Đối với những người bị đau dạ dày và khó khăn trong việc tiểu tiện thì nên hạn chế tối đa việc sử dụng.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú thì không nên dùng nhiều lá lốt…

Các bài thuốc dân gian quý từ thảo dược cây lá lốt

Dưới đây là một số bài thuốc quen thuộc có thể sử dụng dược liệu cây lá lốt như:

Bài thuốc từ lá lốt
Bài thuốc từ lá lốt

Bài thuốc chữa đau bụng do nhiễm lạnh

  • Chuẩn bị: Dùng 20g lá lốt tươi
  • Thực hiện: Cho tất cả vào nồi với 300ml nước đun sôi đến khi còn 100ml. Uống khi còn ấm tốt nhất là trước bữa tối, liên tục trong 2 ngày sẽ thấy hiệu quả

Bài thuốc trị đau nhức xương, khớp

  • Chuẩn bị: 30g lá lốt tươi
  • Thực hiện:Cho vào ấm sắc cùng với 2 bát nước cho đến khi còn nửa bát. Uống khi còn ấm sau ăn bữa tối và liên tục trong 10 ngày.

Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay

  • Chuẩn bị: Dùng 30g lá lốt tươi
  • Thực hiện: Giã nát lấy nước cốt uống trong ngày, dùng bã đun sôi 5 phút với 3 bát nước. Vắt để riêng bã sang bên, dùng nước đó rửa vào chỗ bị tổ đỉa, lấy bã đắp lên rồi băng lại. Làm liên tục 5-7 ngày và 2 lần mỗi ngày.

Bài thuốc chữa đầu gối sưng đau

  • Chuẩn bị: 20g lá lốt và 20g ngải cứu
  • Thực hiện: Tất cả đem rửa sạch, giã nát, trộn với giấm và đun nóng lên để chườm, đắp nơi đầu gối sung đau, làm như vậy trong vòng 10 ngày.

Bài thuốc chữa viêm âm đạo, ngứa và ra nhiều khí hư

  • Chuẩn bị: Dùng 50g lá lốt. 40g nghệ, 20g phèn chua
  • Thực hiện: Cho tất cả vào nồi rồi đổ ngập 2 đốt ngón tay, đun lửa nhỏ 10-15 phút. Lấy 1 phần nước sắc pha ấm để rửa âm đạo. Phần còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo rất hiệu quả.

Bài thuốc chữa viêm tinh hoàn

  • Chuẩn bị: Dùng 12g lá lốt, 12g bạch truật, 12g lệ chi, 10g bạch linh, 10g trần bì, 21g sinh khương 6g phòng sâm, 6g sơn thù, 5g hoàn kỳ, 4g cam thảo.
  • Thực hiện: Đem tất cả sắc với 600ml nước còn 200ml thì tắt bếp chia ra uống nhiều lần trong ngày.

Bí quyết sử dụng cây đương quy quả kèm chế độ vận động phù hợp

Phụ nữ đang mang thai và cho con bú thì không nên dùng nhiều lá lốt… Không dùng vị thuốc này nếu như bạn bị bệnh nhiệt miệng, táo bón, nóng trong người… vì lá cây tính ấm nhiệt có thể khiến cổ họng, lưỡi khô, hàm và lợi có thể bị sung.

Lời khuyên dành cho bạn khi sử dụng các bài thuốc từ cây lá lốt để chữa bệnh, người bệnh cần lưu ý thực hiện kết hợp với một số bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng, sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn.

Nên sử dụng cây lá lốt khi nào và trong bao lâu?

Sử dụng cây lá lốt chữa bệnh có thể tương tác với những thuốc mà bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc trước khi sử dụng cây lá lốt.

Trên đây là những thông tin cần thiết về cây lá lốt – thần dược được ban tặng cho mọi người. Hy vọng bài viết trên của công ty CP Dược phẩm Apharma đã cung cấp những thông tin hữu ích dành cho mọi người về loại thần dược này. Apharma không đưa ra bất cứ lời khuyên chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa nào. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *