Gừng gió

Gừng gió

Cây gừng gió là loại dược liệu như thế nào? Tác dụng ra sao? Củ gừng gió ngâm rượu được không? Mọi thông tin và cách sử dụng củ gừng gió mà bạn cần biết.

Là một loại cây được biết đến nhiều trong lĩnh vực về ẩm thực, chắc hẳn cây gừng gió (hay còn thường được gọi là riềng) đã không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, tác dụng y dược của loại cây này cũng rất mạnh mà lại được không nhiều người biết đến.

Để giải quyết vấn đề này, hãy cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu một cách chi tiết nhất với bài viết ngay sau đây nhé.

Giới thiệu sơ lược về củ gừng gió

Là một loại cây cực kỳ phổ biến ở nước ta, do đó mà tên gọi của nó cũng rất đa dạng. Có thể kể đến một vài cái tên như:

  • Tên thường được gọi: Cây ngãi xanh, cây riềng rừng, cây ngãi mặt trời, cây riềng dại, cây riềng gió, cây phong phương, cây kinh kèng, củ gừng dại, củ gừng rừng, cây can khương, cây khương, cây sinh khương,..
  • Tên tiếng Anh: Zingber zerumbert sm.

Cây được những nhà nghiên cứu xếp vào họ Zingiberaceae.

Gừng gió
Hình ảnh cây gừng gió

Miêu tả chi tiết cây gừng gió

1. Đặc điểm sinh thái của cây

  • Thân cây mọc thẳng, khi phát triển hoàn toàn có chiều cao đạt từ 1 mét cho đến 1,3 mét. Có màu xanh hoặc màu tím
  • Rễ mọc thành củ, phân thành nhiều đoạn khác nhau. Khi còn non thì có màu vàng cùng mùi thơm nhẹ. Khi già sẽ có màu trắng và vị đắng nhẹ.
  • Lá riềng gió màu xanh diệp, mọc so le. Mặt trên thì trơn nhẵn, mặt dưới có một chút lông mọc rải rác. Mép lá hơi cong và uốn lượn.
  • Hoa của cây mọc thành cụm hình quả trứng. Hoa mọc trực tiếp từ thân cây lên. Khá đẹp khi còn non sẽ có màu lục còn già thì chuyển màu đỏ. Tràng và đài của hoa màu trắng, môi và cánh hoa màu vàng nhàn nhạt.
  • Quả có hình bầu dục, bên trong có hạt màu đen. Vỏ ngoài mềm và màu trắng.
  • Mùa hoa rơi vào tháng 5 và quả là tháng 6.

2, Bộ phận dùng làm dược liệu của cây gừng gió

Phần rễ và củ của cây thường được dùng làm nguyên liệu thuốc.

Gừng gió
Có thể sử dụng lá và củ của cây làm thuốc

3. Khu vực phân bố thường thấy của cây

Cây được tìm thấy nhiều tại các quốc gia có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, Indonesia, Philippin, Lào, Campuchia,… Đặc biệt tại Việt Nam, cây tìm thấy nhiều tại những vùng rừng núi hoang dã, ở trong vườn của người dân hay thậm chí còn được trồng làm cây cảnh.

4. Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản

Thông thường, người nông dân sẽ chỉ cần nhổ toàn bộ cây lên. Chặt bỏ phần thân và lá, loại bỏ đất cát và thu lấy phần củ. Lấy phần củ thái ra rồi phơi khô hoặc để nguyên rồi ngâm với rượu.

Sau khi thu được thành phẩm, cần bảo quản ở những vị trí khô ráo và thoáng mát. Đặc biệt cần tránh xa ẩm mốc cũng như mối mọt.

5. Thời gian thu hoạch trong năm

Thông thường, ta có thể thu hoạch loại cây này quanh năm.

Thành phần dược liệu có thể tìm thấy trong cây gừng gió

Là một loại dược liệu có hiệu quả rất tốt, cây riềng gió theo đó cũng chứa trong mình cực kỳ nhiều chất có lợi cho sức khỏe. Có thể kể đến một vài chất như: Dầu béo, nhựa, tinh dầu. Trong đó tinh dầu lại có sequiterpen và monterpen.

Gừng gió
Trong cây có chứa nhiều chất hóa học

Phương thức bào chế và sử dụng củ gừng gió

Có rất nhiều cách để tận dụng hiệu quả công dụng của cây thuốc này. Tuy nhiên, thường thấy nhất là cách thải mỏng củ của cây ra, rửa sạch rồi ngâm với rượu 50 độ, ngâm trong vòng 50 ngày. Khi dùng thì chỉ cần gạn cái lấy rượu uống. Cái thì có thể đem sắc cùng nước.

Vị thuốc và công dụng của củ gừng gió

1. Tính chất và mùi vị

Có vị cay, hơi đắng, tính ấm.

2. Quy kinh

Được quy vào kinh phế và tỳ vị.

3. Công dụng dược lý của củ gừng gió

  • Ức chế được sự phát triển của các vi khuẩn như Mycobacterium tuberculosis, auereus và Micrococcus Pyorgenes var.
  • Kháng lại viêm nhiễm.
  • Điều trị tốt xơ gan, suy gan.
  • Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Gừng gió
Dược liệu giúp điều trị cảm cúm

4. Liều lượng sử dụng an toàn khuyến nghị

Con số này có thể sẽ theo đổi tùy theo từng trường hợp khác nhau. Tuy vậy, phổ biến và được tin là an toàn nhất sẽ dao động ở mức từ 40 gram đến 50 gram thành phẩm.

5. Độc tính khi sử dụng quá liều lượng an toàn

Chưa có những ghi nhận cụ thể về vấn đề này.

Cây gừng gió trị bệnh gì và công dụng cụ thể với sức khỏe con người ra sao?

Là một loại cây hữu dụng, gừng gió có thể được dùng trong điều trị những bệnh như đau nhức cơ thể, bị phong hàn, tụ máu do trúng gió, rối loạn hệ tiêu hóa, sưng tấy cơ thể,… Ngoài ra, cây gừng gió trị bệnh xơ gan cũng rất hiệu quả.

Gừng gió
Cây giúp điều tị chứng chán ăn

Lưu ý và kiêng kỵ cần có khi sử dụng

Là một loại cây được xem là khá an toàn với người dùng nên bạn sẽ không cần quá lo lắng về vấn đề này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn hãy tuân thủ mọi lời khuyên bác sĩ đưa ra, không tự ý sử dụng. Ngoài ra còn cần nắm rõ cơ thể liệu có bị dị ứng hay không.

Các bài thuốc có thành phần từ cây gừng gió

1. Điều trị cảm lạnh do đi mưa

  • Cần có: 50 gram lá cây riềng rừng, 50 gram lá cây khuynh diệp, 10 gram quả vỏ quýt đã phơi khô.
  • Cách tiến hành: Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị. Đun tất cả cùng với 1l nước trắng, xông để ra mồ hôi toàn cơ thể. Thu được phần cái thì lấy chà xát khắp lưng và ngực. Sau đó lau khô người rồi lấy chăn đắp. Nghỉ khoảng 20 phút là khỏi.

2. Điều trị chứng rối loạn kì kinh nguyệt sau khi sinh

  • Cần có: 10 gram củ gừng rừng, 5 lá của cây khoai mỡ.
  • Cách tiến hành: Đem tất cả sắc cùng với nước. Đun đến khi nào thu được 3 bát nước thì dừng lại. Uống trong 3 ngày liên tục, 2 lần mỗi ngày.

3. Điều trị chứng không ngon miệng sau khi sinh

  • Cần có: Một lượng 50 gram ngọn cây bí đỏ, 50 gram quả cà chua chín (lưu ý cần loại bỏ hột), 5 gram củ của cây riềng rừng, 50 gram thịt của cá hồng, ⅓ một thìa bột nêm và cuối cùng là ¼ một muỗng đường vàng.
  • Cách tiến hành: Đun thành canh với một lượng nước tương đương 0.5L Đun đến khi còn 300ml thì dừng. 2 ngày ăn một lần, chia ra cho bữa trưa và bữa chiều.

4. Điều trị chứng khó tiêu hóa

  • Cần có: Một lượng 30-50 gram củ gừng gió đã giã nhuyễn, 30 gram quả bầu non, 1 quả chanh muối.
  • Cách tiến hành: Cho tất cả nguyên liệu vào trong 200ml nước, đun trên lửa nhỏ trong vòng 15 phút. Vớt và bỏ cái, nước thì để uống. Lưu ý uống cách đều nahu 5 phút một lần, uống đến khi nào đỡ hơn. Sau khi uống xong cần nghỉ ngơi tầm 10 phút.

Khi nào thì nên sử dụng cây gừng gió?

Bạn có thể sử dụng loại cây này vào rất nhiều thời điểm khác nhau. Tuy nhiên khi mắc những vấn đề sau đây thì cần kiêng, tốt nhất là không dùng để đảm bảo an toàn.

  • Người bị nóng trong, nhiệt tích không nên dùng vì có thể làm tình trạng thêm trần trọng.
  • Người bị xơ gan cổ trướng không nên dùng. Nếu dùng cần kiêng kị những thứ như hải sản, rượu bia.

Ngoài ra, lời khuyên của bác sĩ cũng rất quan trọng nếu bạn muốn đạt an toàn nhất khi dùng thuốc.

Nơi bán thành phẩm uy tín từ cây gừng gió

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn có thể thấy gừng gió là một loại dược liệu rất tốt. Tuy nhiên cũng có một hiện trạng đó là chất lượng thuốc tại một số nơi sẽ khó đảm bảo. Nếu đây là khó khăn của bạn, công ty cổ phần dược phẩm Apharma sẽ là cái tên cực kỳ hoàn hảo.

Gừng gió
Bạn nên mua cây riềng gió ở những nơi uy tín nhất

Tại đây, chất lượng cũng như giá cả sẽ đảm bảo là tốt nhất trên thị trường. Ngoài ra, những chính sách hậu mãi hấp dẫn như chăm sóc khách hàng, tư vấn miễn phí sẽ không làm bạn thất vọng. Không chỉ vậy, với chính sách “nhà thuốc online” đang được cung cấp, bạn sẽ dễ dàng mua hàng dù đang ở bất kỳ đâu đi chăng nữa.

Trên đây là toàn bộ những điều bạn cần nắm rõ về cây gừng gió. Rất mong với chúng bạn có thêm nhiều lựa chọn để chữa bệnh hơn. Chúc bạn sức khỏe dồi dào.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *