Cây ráy

Cây ráy

Cây ráy là một loại cây mọc hoang nhiều ở nước ta. Tuy nhiên nó lại bị nhiều người bỏ qua thậm chí là nhầm lẫn với giống cây khác gây ra những sai lầm nghiêm trọng

Là một loại thực vật cực kỳ phổ biến ở Việt Nam nói riêng và các nước nhiệt đới nói chung, chắc hẳn không ai trong chúng ta còn xa lạ với cây ráy. Bên cạnh những công dụng nhất định trong lĩnh vực ẩm thực, loại cây này còn có mặt trong rất nhiều vị thuốc đông y mà nhiều người có thể chưa biết. 

Vậy, cây ráy có tác dụng cụ thể là gì? Cây ráy có độc không? Những vị thuốc có thành phần là loại cây này? Tất cả mọi câu trả lời sẽ được đưa ra ở bài viết dưới đây.

Giới thiệu sơ lược về cây ráy

Được biết đến như một loại cây mọc hoang rất nhiều ở những vùng đất ẩm thấp, cây ráy được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau tùy theo vùng miền. Có thể lấy một vài ví dụ như:

  • Tên gọi khác: Khoai sáp, ráy dại, dã vu,..
  • Tên gọi khoa học: Alocasia odora.

Ngoài ra, loại dược liệu này còn được xếp vào họ cây Araceae.

Cây ráy
Hình ảnh cây ráy ngoài thiên nhiên

Mô tả chi tiết của cây ráy

1. Đặc điểm của cây ráy

Cây ráy là một loại thực vật thân mềm, có chiều cao trung bình dao động từ 30cm cho đến 140cm. Phần trên của cây sẽ phát triển thẳng đứng và phần dưới mọc bò và quấn lấy nhau. Về rễ của cây phình to, mọc thành củ có nhiều đốt ngắn và vảy bảo vệ màu nâu đậm.

Cây ráy đặc biệt với các loại thực vật khác vì phần lá rất to với kích thước trung bình là 45cm chiều rộng và 50cm chiều dài. Toàn bộ một phần lá có hình tim với phần cuống cực kỳ dài, lên tới 120cm. Trên lá còn có nhiều gân đối xứng nhau. Hoa của cây ráy sẽ chia thành hoa cái mọc phía dưới, hoa đực mọc phía trên. Khi đến mùa ra quả sẽ cho ra quả hình trứng, căng mọng và có màu đỏ.

2. Bộ phận tốt nhất của cây ráy dùng làm dược liệu

Các vị thuốc sẽ có thành phần là củ của loại cây này.

3. Khu vực phân bố của cây ráy

Là một loại cây sở hữu sức sống mãnh liệt và điều kiện cần thiết để sinh trưởng không nhiều, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy loại dược liệu này mọc dại ở rất nhiều nơi như Lào, Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc, Australia,.. Nó đặc biệt phát triển mạnh mẽ và đông đúc ở những vị trí ẩm thấp như ven suối hoặc ao hồ.

Củ loại cây này có thể chữa được nhiều bệnh

4. Phương pháp thu hái và sơ chế cây ráy

Khoảng thời gian từ khi trông cây và có thể thu hoạch sẽ là từ 2-3 năm. Sau đó, tiến hành đào tất cả cây lên, chặt lấy phần củ và rửa sạch đất cát. Tiếp theo có thể dùng tươi hoặc phơi khô tùy vào nhu cầu sử dụng của bạn. Tiến hành bảo quản thành phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát để đảm bảo thời gian cũng như chất lượng.

Một lưu ý khi thu hoạch và sơ chế là trong nhựa cây có chất khiến gây ngứa, do đó cần đeo găng tay và đồ bảo hộ trước khi tiến hành. 

5. Thời gian thu hoạch cây ráy ở trong năm

Bạn có thể tiến hành thu hái loại cây này quanh năm.

Cây ráy
thu hoạch cây ráy

6. Thành phần dược liệu có trong cây khoai sáp

Do chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về loài cây này nên những thông tin về thành phần hóa học bên trong chúng còn rất hạn chế. Tuy nhiên, vẫn có một số cái tên được chỉ ra như tinh bột, đường, xyanua, coumarin, saponin, flavonoid, và chất gây ngứa khác.

7. Phương pháp bào chế và sử dụng của vị dược liệu

Để có thể sử dụng củ ráy rất đơn giản. Bạn chỉ cần nấu hoặc sắc với nước là đã hoàn thành.

Vị thuốc, tác dụng và liều lượng sử dụng của cây ráy

1. Tính chất và mùi vị

Cây có tính hàn, vị nhạt. 

2. Tác dụng dược lý của cây ráy

Mặc dù là một loại cây gần gũi với con người tuy nhiên vẫn chưa có nhiều nghiên cứu hay thí nghiệm khoa lên cây ráy, mọi thứ chỉ dừng lại ở kinh nghiệm trong dân gian. Theo đó, loại cây này được ghi nhận chữa được các chứng bệnh ngoài da, điều trị sốt rét và giải độc.

Cây ráy
Dược liệu này có thể gây ra những độc tố nhất định với cơ thể

3. Liều lượng sử dụng an toàn

Tùy theo mỗi bài thuốc mà liều lượng là không giống nhau, tuy nhiên bạn chỉ nên dùng từ 10 gram đến 20 gram dược liệu này mỗi ngày.

Bạn nên giới hạn liều lượng dùng

5. Tác dụng phụ khi dùng quá liều

Được đánh giá là một loại cây có độc tố khá cao, việc sử dụng quá liều lượng có thể dẫn tới một số tính trạng sức khỏe xấu như là ngứa người, kích ứng một vùng hoặc toàn bộ bề mặt da.

Công dụng lợi ích cho sức khỏe con người của củ ráy

Mặc dù mang trong mình nhiều độc tố nhưng nếu được sơ chế và xử lý kỹ càng, tác dụng của củ ráy lại có thể rất to lớn. Cụ thể, cây ráy chữa được những bệnh như:

  • Eczema
  • Cảm lạnh
  • Gout (Thống phong)
  • Mụn nhọt, lở loét bên ngoài da
Cây ráy
Củ ráy có thể chữa được nhiều bệnh

Cần kiêng kỵ gì để sử dụng củ ráy một cách hiệu quả nhất?

Để đảm bảo an toàn và tính để hiệu quả của dược liệu này, bạn sẽ cần phải tuân thủ một số lưu ý nhất định:

  • Người có thể trạng hư hàn không được dùng.
  • Bởi cây khoai môn và cây ráy có hình dáng gần giống nhau, bạn tuyệt đối không được nhầm giữa hai loại cây này.
  • Khi chế biến phải đặc biệt thận trọng để không bị ngứa hay kích ứng da.

Các bài thuốc dân gian có thành phần từ củ ráy

1. Điều trị mụn nhọt ngoài da

  • Cần có: 60 gram củ nghệ và 60 gram đến 100 gram khoai sáp.
  • Tiến hành: Đổ dầu vừng vào các nguyên liệu, nấu thật nhừ. Khi đã đạt độ chín bạn cho thêm 1 chút dầu thông và sáp ong, khuấy đều hỗn hợp. Tiếp đó chờ hỗn hợp nguội rồi cho lên giấy, dán vào nơi bị mụn.

2. Điều trị bệnh gút (thống phong)

  • Cần có: Chuối hột già đã được phơi khô và củ ráy, mỗi loại 20 gram.
  •  Tiến hành: Sao đều và sắc uống mỗi ngày.

3. Điều trị bệnh viêm khớp

  • Cần có: Chuối hột khô, lá lốt khô, và củ khoai sáp, mỗi loại 20 gram.
  • Tiến hành: Lấy tất cả nguyên liệu, sắc với nước uống mỗi ngày.

4. Trị ngứa bởi lá han gây ra

  • Cần có: Củ dã vu.
  • Tiến hành: Cắt đôi củ và xát trực tiếp lên vùng bị ngứa.

5. Điều trị cảm lạnh, sốt rét

  • Cần có: Củ dã vu tươi.
  • Tiến hành: Cắt đôi rồi dùng để chà xát vào mu bàn tay và lưng để hạ thân nhiệt. Sau đó đem thái mỏng rồi sắc với nước uống. Làm khoảng 5 lần bệnh sẽ tiến triển tốt hơn.

6. Điều trị bệnh chàm

  • Cần có: 10 gam diêm sinh, 1 con bọ hung, 1 chén dầu củ lạc và củ ráy.
  • Tiến hành: Đầu tiên, đục 1 lỗ trên củ khoai sáp. Tiếp theo nướng bọ hung thành than, giã thành bột và trộn với diêm sinh. Sau đó đổ dầu lạc và hỗn hợp bột vào lỗ trên củ khoai. Đun sôi toàn bộ trong vòng 15 phút. Khi dầu nguội, lấy lông gà tẩm lên hỗn hợp và thoa đều lên vùng da bị bệnh. Làm đều trong vòng 5 ngày liên tiếp, mỗi ngày 1 lần.
Cây ráy
trị bệnh chàm

Những ai nên sử dụng củ ráy

Hầu hết mọi người đều có thể sử dụng củ ráy như một vị thuốc cho bản thân. Tuy nhiên những người có thể trạng hư hàn và dễ dị ứng không nên dùng chúng. Bên cạnh đó, bạn cần tuyệt đối tuân thủ lời khuyên bác sĩ đưa ra nhằm đảm bảo hiệu quả cũng như độ an toàn nhất khi dùng.

Địa chỉ cung cấp sản phẩm từ củ ráy chất lượng?

Nếu bạn mong muốn mua thành phẩm từ củ ráy nói riêng và các loại dược liệu từ tự nhiên khác nói chung, Apharma sẽ là cái tên mà bạn không thể nào bỏ qua. Với danh tiếng đã được chứng minh, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như là những dịch vụ công ty đưa ra sẽ là hấp dẫn nhất. Hãy đến với nhà thuốc Apharma ngay hôm nay để tận hưởng mọi ưu đãi khuyến mại nhé!

Trên đây là toàn bộ mọi thông tin bạn cần nắm rõ về củ ráy. Rất mong chúng có thể giúp bạn nhiều hơn trong kế hoạch điều trị bệnh của bản thân. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *