Trong dân gian, Cây nhót được biết đến như một loại trái cây giải nhiệt mùa hè, với vị ngọt ngọt chua chua. Còn trong kho tàng các cây thuốc của Đông y, cây Nhót là dược liệu lành tính đến từ thiên nhiên có tác dụng đặc biệt hiệu quả trong giảm ho, ho ra máu, tiêu đờm. Hãy cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu kĩ hơn về cây Nhót ở bài viết bên dưới nhé!
1. Giới thiệu về cây nhót
Cây nhót có tên khoa học là Elaeagnus latifolia, thuộc họ Nhót (Elaeagnaceae). Cây nhót còn có các tên gọi khác như Hồ đồi tử, Lót, Bất xá
Trong Đông y, Các bộ phận của Nhót có tác dụng làm thuốc là lá, quả, rễ.
2. Đặc điểm cây nhót
2.1 Đặc điểm sinh trưởng
Cây nhót là cây có thân nhỡ thuộc lớp cây bụi, có cành dài nằm trường trên mặt đất và có gai trên thân cành. Lá nhót có hình bầu dục, mọc so le nhau, mặt dưới lá có một lớp lông màu trắng bạc, đến khi lá già lớp này sẽ bị bong tróc. Cây nhót có quả hình bầu dục, trên mặt quả có các đốm lấm chấm nhỏ màu trắng hình sao. Khi quả nhót non có màu xanh và sẽ chuyển dần sang màu đỏ khi chín. Hoa nhót có 4 đài, không tràng
Trong dân gian, có cây nhót tây thường gây nhầm lẫn với cây nhót trong chữa bệnh. Cách phân biệt đơn giản giữa nhót tây và cây nhót là dựa vào đặc điểm lá và quả. Nhót tây có lá có răng cưa và phía mặt dưới thường có nhiều lông màu vàng nhạt hoặc xám. Quả nhót tây chín có màu vàng.
2.2 Khu vực sinh trưởng
Cây nhót mọc nhiều ở các tỉnh miền Bắc, đôi khi còn được thấy ở một số vùng thuộc miền Trung và Nam ở nước ta. Ngày nay, với nhu cầu ngày càng cao, Cây nhót đã được trồng nhiều ở các tỉnh thành phía Bắc.
2.3. Bộ phận dùng làm thuốc của cây nhót
Trong đông y, cả lá nhót, quả nhót và rễ nhót đều chứa hàm lượng hoạt chất cao và được sử dụng làm thuốc
- Lá nhót: có tác dụng kháng khuẩn, chữa cảm sốt
- Quả nhót: có tác dụng đặc hiệu trong chữa ho, tiêu đờm chống chảy máu
- Rễ nhót có tác dụng cầm máu, giảm đau
2.4. Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản
Cây nhót được tiến hành thu hái khi quả nhót già, vỏ ngả màu vàng đỏ, khi đó quả vẫn còn cứng, có thể vận chuyển đi xa.
Quả nhót có thể dùng trực tiếp sau khi rửa sạch bằng nước để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn. Với các bộ phận khác sau khi được sơ chế sạch, chặt từng miếng nhỏ rồi đem phơi hoặc sấy khô để sử dụng lâu dài
Các bộ phận đã được chế biến và phơi khô, cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, đậy kín tránh ẩm mốc và ánh sáng trực tiếp.
2.5. Thời hạn sử dụng
Đối với quả nhót nên sử dụng hết ngay khi mới hái về, để đảm bảo độ tươi của chúng.
2.6. Cách phân biệt thành phẩm tốt
Để nhận biết thành phẩm đạt chất lượng, có một số lưu ý sau:
- Dược liệu đã chế biến và sấy không được có mùi mốc, không có nấm, không ẩm.
- Rễ nhót phải sạch đất, phần mụi lá không được quá nhiều
- Quả nhót phải tươi, chín tới và không bị sâu.
3. Thành phần hóa học của dược liệu nhót
Thành phần trong quả nhót: Nước, Glucid, Protid, các ion như Canxi, Photpho, sắt,…
Thành phần trong lá nhót và rễ nhốt: Tanin, saponozit, các polyphenol, ion khoáng,….
4. Phương pháp bào chế và sử dụng cây nhót
Với mỗi bộ phận sử dụng, mỗi bài thuốc từ cây nhót sẽ có các cách bào chế và sử dụng riêng, dưới đây là một số cách hay sử dụng:
- Với quả nhót: thường dùng trực tiếp để ăn tươi
- Với lá nhót: có thể phơi khô rồi dùng dạng bột. Với lá tươi, thường dùng dạng sao sắc, hãm pha uống hằng ngày như trà, thường dùng trong điều trị ở dạng kết hợp với các dược liệu khác
- Với Rễ nhót: thường được sắc và nấu nước, dùng ngoài để rửa
5. Vị thuốc của cây nhót
5.1 Tính vị và quy kinh
Cây nhót có vị chua, chát, mang tính bình. Vị thuốc được quy vào kinh phế đại tràng
5.2 Liều lượng sử dụng an toàn
Tùy vào từng loại bộ phận mà liều lượng sử dụng an toàn sẽ khác nhau:
- Quả nhót: 8 – 12g/ ngày.
- Lá nhót: 6 – 10g/ngày.
- Rễ nhót : sử dụng để pha nước tắm với liều lượng từ 12 – 16g.
5.3 Độc tính khi dùng quá liều
Đa số các hoạt chất có tác dụng dược lý trong cây nhót tương đối lành tính nên không có độc tính nghiệm trọng khi dùng quá liều. Một vài trường hợp, khi ăn quá nhiều quả nhót sẽ bị xót ruột, gây đau ruột ở những người bị viêm dạ dày.
6. Công dụng và lợi ích có lợi cho sức khỏe của Dược liệu nhót
6.1 Theo y học hiện đại
Trong các nghiên cứu khoa học gần đây, với các thí nghiệm trên người và động vật đã chứng minh rằng: Cây nhót có công dụng kháng khuẩn tốt với khuẩn gram dương, gram âm, 4 chủng trực khuẩn gây lỵ: Shigella dysenteriae, Shigella shiga, Shigella flexneri, Shigella sonnei.
6.2 Theo y học cổ truyền
Trong Đông y, các thầy thuốc sử dụng cây nhót để điều trị các bệnh lý sau:
Tác dụng chống ho, tiêu đờm
Quả nhót có quy kinh vào các kinh phế đại tràng, có tác dụng chỉ ho, trừ đờm, bình suyễn, chỉ tả. Lá có vị chát, có tác dụng chỉ ho, bình suyễn, giảm sốt.
Tác dụng chữa lỵ, tiêu chảy, trị giun sán
Trong thành phần hóa học của cây Nhót có hoạt chất tanin và các polyphenol có tác dụng hiệu quả trong việc chữa lỵ, cầm tiêu chảy, trị giun sán
Tác dụng cầm máu
Rễ nhót có tác dụng cầm máu rất tốt
Tác dụng giảm đau, hạ sốt
7. Các điều cần lưu ý và bí quyết sử dụng dược liệu nhót hiệu quả
Để sử dụng tốt nhất dược liệu nhót, Apharma có một số điều cần lưu ý sau:
Vì quả nhót có độ chua gắt, có thể sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày:
- Nên tránh sử dụng khi bụng đói
- Không sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi
Đặc biệt với các đối tượng sau nên cân nhắc, hạn chế dùng nhót:
- Không sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ nào thành phần
- Chống chỉ định đối với các đối tượng bị viêm loét dạ dày, táo bón, đầy bụng, đầy hơi,…
- Không được sử dụng cho phụ nữ mang thai.
8. Các bài thuốc dân gian quý từ cây dược liệu nhót
Dưới đây là các bài thuốc nhà thuốc Apharma đã tìm hiểu và được sử dụng khá phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo:
8.1 Bài thuốc chữa ho ra máu, chảy máu cam
Bài thuốc số 1
- Nguyên liệu: 16g rễ nhót đã phơi khô và sao
- Hướng dẫn cách làm: Cho nguyên liệu và 200ml nước vào nồi, đun đều lửa đến khi còn 100ml dung dịch thuốc thì ngưng
- liều dùng: chia uống 3 lần/ngày
Bài thuốc số 2
- Nguyên liệu: rễ nhót, cỏ nhọ nồi, ngãi điệp, trắc bách diệp mỗi loại với một lượng bằng nhau
- Hướng dẫn cách làm: Cho nguyên liệu và nước vào nồi, đun đều lửa đến khi còn một nửa lượng
- Liều dùng: sử dụng 3 lần trước bữa ăn 90 phút
8.2 Bài thuốc chữa ho, tiêu đờm
Bài thuốc số 1
- Nguyên liệu: 10 quả nhót xanh, 10 quả quất cùng với 10g trần bì
- Hướng dẫn cách làm: Cho nguyên liệu và nước vào nồi, đun đều lửa đến khi còn một nửa lượng
- Liều dùng: chia uống 3 lần/ ngày
Bài thuốc số 2 (ho kèm khó thở)
- Nguyên liệu: 6 – 12g quả nhót
- Hướng dẫn cách làm: Cho nước vào nồi đun sôi, chờ khi nước sôi cho nguyên liệu vào, đun tiếp 20-30 phút
- Liều dùng: Uống hằng ngày như trà
8.3 Bài thuốc chữa lỵ, tiêu chảy
- Nguyên liệu: 30 gram lá nhót tươi
- Hướng dẫn cách làm: lá tươi đem đi sao vàng, đem sắc cùng với 400ml còn 100ml để sử dụng
- Liều dùng: Chia thuốc thành 2 phần để sử dụng trong ngày, dùng thuốc trước chữa ăn 1 giờ đồng hồ.
8.4 Bài thuốc chữa hen phế quản
- Nguyên liệu: 10 quả nhót, 6g tỳ bà diệp và 6g hoa cúc bách nhật
- Hướng dẫn cách làm: đem sắc cùng với 400ml nước còn 200ml nước
- Liều dùng: chia làm 3 phần nhỏ để sử dụng sau bữa ăn. Thời gian sử dụng khoảng 5 – 7 ngày.
8.5 Bài thuốc chữa kiết lỵ mạn tính
- Nguyên liệu: 7 quả nhót chín, 25g lá mơ lông cùng với 10g lá khổ sâm.
- Hướng dẫn cách làm: Cho nguyên liệu và 400ml nước vào nồi, đun đều lửa đến khi còn một nửa lượng
- Liều dùng: chia nhỏ thành 3 phần để sử dụng trong ngày. Sử dụng từ 7 – 10 ngày để đạt được kết quả như mong muốn.
8.6 Bài thuốc chữa phong thấp, đau nhức xương khớp
- Nguyên liệu: 120g rễ nhót, 60g hoàng tửu, 50g chân giò lợn.
- Hướng dẫn cách làm: Đem tất cả các nguyên liệu trên đem nấu nhừ và sử dụng trong ngày.
9. Chế độ sống và vận động phù hợp tốt cho bệnh nhân chữa ho
Ngoài việc sử dụng dược liệu nhót điều trị trong các bệnh lý đường hô hấp, bệnh nhân cần kết hợp với chế độ sông và vận động tốt cho hô hấp. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho hệ hô hấp giúp tiêu đờm, mà Apharma đã tổng hợp:
9.1. Các loại rau luộc, đặc biệt là củ cải luộc
Củ cải với vị ngọt, thanh mát sẽ hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho, ho khan, ho có đờm
9.2. Trái lê tươi
Trái lê có vị ngọt, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, trị viêm, hạ sốt. Với hệ hô hấp, giúp bổ phế tiêu đờm, hết ho nhanh
9.3. Duy trì lối thói quen vận động, luyện tập thể dục thể thao hằng ngày
Khoa học đã chứng minh thường xuyên tập luyện thể dục thể thao là một trong những cách tốt nhất để xây dựng sức khỏe cho hệ hô hấp. Tập luyện các bài tập Yoga, về hơi thở và nhịp thở có tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị
10. Dược liệu nhót được dùng khi nào và mua ở đâu?
Dược liệu nhót là thuốc quý có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh hô hấp. Với các giá trị dược dụng trong y học, Người bệnh có thể tham khảo, tuy nhiên trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào, luôn phải hỏi ý kiến, thăm khám và lắng nghe ý kiến từ Bác sĩ, thầy thuốc để đảm bảo an toàn trong sử dụng.
Để mua được vị thuốc nhót chất lượng tốt, người mua nên chọn những nhà thuốc lớn hay địa chỉ có uy tín để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc, sản phẩm có bao bì ghi chú rõ ràng nhà sản xuất, nguồn gốc,..
Trên đây là những chia sẻ của nhà thuốc Apharma về cây nhót, dược liệu có tác dụng hiệu tốt trong điều trị các bệnh đường hô hấp, Apharma hy vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ cho các bạn.
Nhà thuốc Apharma thuộc công ty cp dược phẩm Apharma sẽ là người bạn đồng hành mang đến những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý nhất. Nhà thuốc online Apharma luôn hân hạnh phục vụ.