Cây hồng hoa

Hình ảnh cây hồng hoa trong thiên nhiên

Hồng hoa được biết đến là loại dược liệu có công dụng trị đau bụng kinh, điều hoà kinh nguyệt, tình trạng đau bụng sau sinh, ứ huyết,.. Chính vì vậy mà dân gian ta luôn gắn nó là thần dược của phụ nữ. Vậy cây thuốc này có đặc điểm như nào? Cách dùng ra sao? Hãy cùng Apharma tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Sơ lược về dược liệu cây hồng hoa

Hồng hoa (Safflower) là loại cây thảo sống lâu năm xuất hiện vô cùng nhiều trong các bài thuốc về khí huyết.

  • Tên thường gọi dược liệu: Cây rum, hồng lam hoa, thạch sinh hoa, thảo hồng hoa, kết hồng hoa, đỗ hồng hoa, tán hồng hoa, trích hóa, mạt trích hoa, đơn hoa, tây tạng hồng hoa, nguyên hồng hoa, lạp hồng hoa, tiền bình hồng hoa.
  • Tên khoa học: Carhamus tinctorius L
  • Thuộc họ: họ Cúc – Asteraceae

Hình ảnh cây hồng hoa trong thiên nhiên

Hình ảnh cây hồng hoa trong thiên nhiên

Mô tả về thảo dược hồng hoa

Đặc điểm nhận biết loài cây bông hồng hoa

Chúng ta dễ dàng nhận dạng thảo dược này thông qua các đặc điểm sau đây:

  • Thân cây: trắng nhẵn, thẳng đứng với chiều cao trong khoảng 0.6m đến 1m cùng các vạch dọc theo thân và phía ngọn phân cành.
  • Lá thảo dược: mọc so le nhau không có cuống, phía đầu chót lá nhọn như gai bao trọn mép là là những răng cưa nhọn, còn phần phiến lá có dáng bầu dục dài khoảng tầm 4cm – 9cm. Mặt lá màu xanh lục sẫm trơn nhẵn và đặc biệt gân lá chính giữa nhô lên.
  • Cụm hoa chứa nhiều hoa nhỏ màu đỏ cam hợp thành gù hình đầu mọc ở ngọn hoặc chót cành.
  • Quả hồng hoa có 4 cạnh lồi.

Khu vực tập trung cây hồng hoa

Trước đây ở Việt Nam cây hồng hoa chỉ tập trung chủ yếu ở Hà Giang. Tuy nhiên hiện nay loại thảo dược này đã được nhân giống rộng rãi.

Bộ phận dùng làm dược liệu có tác dụng tốt nhất của cây hồng hoa

Hoa chính là bộ phận được sử dụng để làm dược liệu cho các bài thuốc.

Hình ảnh hoa cây hồng hoa

Hình ảnh hoa cây hồng hoa

Hình thức thu hái, sơ chế và bảo quản cây hồng hoa

  • Thu hái những cánh hoa đã chuyển từ sắc vàng sang ánh đỏ. Sau đó loại bỏ phần đài hoa chỉ để lại cánh hoa và hạt. Cuối cùng đem chúng đi phơi trong bóng râm có nhiều gió và tuyệt đối không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
  • Bảo quản: Ta cần dùng gói hút ẩm để bảo đảm hoa không bị ẩm mốc đồng thời cất ở những nơi thông thoáng và khô ráo. 

Thời hạn sử dụng kể từ khi sơ chế

Cây hồng hoa sau khi đã khô có thể dùng được rất lâu nếu như chúng ta bảo quản chúng dưới điều kiện tốt.

Cách phân biệt thành phẩm hồng hoa tốt

Các cánh hoa không bị mềm, vụn hay mốc và đặc biệt phải giữ được màu đặc trưng của dược liệu này.

Mùa thu hoạch trong năm của cây hồng hoa

Thu hoạch vào đầu mùa hè mỗi năm khi đó hoa đủ tuổi đồng thời chứa nhiều dưỡng chất.

Thành phần cây hồng hoa

Phần hoa chứa:

  • Carthamin.
  • Luteolin 7 – glucosid.
  • Carthami và 3- rhamnoglucosid của kaempferol.

Phần hạt bao gồm các hoạt chất như:

  • Dầu: glycerin.
  • Protein.

Phương pháp bào chế và sử dụng cây hồng hoa

Đối với cây hồng hoa thì ta có thể sử dụng bằng cách: dùng sống, sắc cùng với một số vị thuốc khác hay đem tẩm cùng rượu.

Vị thuốc cây hồng hoa

  • Tính vị – Quy kinh: Tính ấm, vị hơi cay vào hai kinh Tâm, Can.
  • Liều lượng 3 đến 10g mỗi ngày.
  • Cây hồng hoa nếu dùng sai cách có thể dẫn tới biểu hiện như lên sởi, choáng váng, đau bụng, tiêu chảy.

Công dụng và lợi ích cho sức khỏe con người của thảo dược cây hồng hoa

Dược liệu hồng hoa có nhiều công dụng kể đến như:

  • Khả năng chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, ứ huyết, thống kinh, sản dịch sau sinh ở các chị em phụ nữ.
  • Trị chứng thối tai, chảy nước vàng.
  • Bị sưng tấy, đau do té ngã, chấn thương.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh loét dạ dày, tá tràng.
  • Trị ban sởi sưng tấy.
  • Cổ họng tắc nghẽn và sưng,…

Chữa kinh huyệt không đều ở phụ nữ vô cùng hiệu quả

Chữa kinh huyệt không đều ở phụ nữ vô cùng hiệu quả

Những kiêng kị và bí quyết sử dụng hồng hoa hiệu quả

Để việc sử dụng dược liệu này bảo đảm an toàn cho sức khỏe chúng ta cần lưu ý một số trường hợp sau:

  • Tuyệt đối không dùng cho phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai hoặc có kinh nguyệt ra nhiều.
  • Dùng với một lượng nhỏ tránh tình trạng phá huyết gây nguy hiểm.
  • Cây hồng hoa cực kỳ kỵ với trầm hương và xạ hương nên cần lưu ý khi kết hợp.

Những phương thuốc dân gian hay từ cây hồng hoa

Điều trị kinh nguyệt không đều, ứ huyết

  • Vị thuốc cần: Hồng hoa, đương quy, ngưu tất, sinh địa, xích thược, diên hồ sách, ích mẫu, xuyên khung với tỷ lệ bằng nhau và tổng từ 3 lượng đến 4 lượng.
  • Cách làm: Đem toàn bộ các vị thuốc đã chuẩn bị đi rửa sạch rồi cho vào nồi sắc lấy nước uống 3 lần trong ngày.

Giảm nhanh cơn đau bụng kinh

  • Cần chuẩn bị: 3 chỉ hồng hoa cùng với 200ml rượu trắng.
  • Cho hồng hoa với rượu vào nồi rồi sắc trên lửa nhỏ tới khi rượu vơi đi 1 nửa thì tắt bếp. Uống làm 3 lần trong ngày.

Bài thuốc dành cho người bị sưng đau do chấn thương

  • Dược liệu cần chuẩn bị: hồng hoa, đại hoàng, đương quy, sài hồ mỗi loại 10g.
  • Cách làm: rửa sạch các dược liệu đã chuẩn bị rồi thêm vào 300ml rượu cùng 300ml nước rồi sắc lên đến khi lượng nước còn 1 nửa. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

– Hoặc chúng ta có thể sử dụng: Hồng hoa, đương quy, đào nhân mỗi vị 120g cùng 240g chi tử. Sau khi rửa sạch đem phơi héo dưới bóng râm rồi tán thành bột. Khi vết thương bị sưng tấy thì lấy đem đun một ít bột hòa với giấm. Chờ hỗn hợp vừa đủ ấm thì đắp lên vùng bị sưng.

Chữa thối tai

Dùng hồng hoa 3.5 chỉ kết hợp 5 chỉ bạch phàn thứ khô đem tán kỹ thành bột mịn. Vệ sinh tai thật sạch sẽ bước cuối cùng cho thuốc bột này vào lỗ tai. 

Trị loét dạ dày tá tràng

  • Cần: hồng hoa 60g cùng 12 quả đại táo.
  • Rửa thật sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị rồi đổ 300ml nước lọc vào nồi. Tiếp đến đun hãm lửa đến khi lượng nước còn một nửa thì tắt bếp. Cuối cùng lọc lấy phần nước hòa 60ml mật ong rồi uống.

Điều trị cổ họng sưng tắc nghẽn

  • Bước đầu tiên: Cần 10g hồng hoa tươi đem rửa sạch. 
  • Tiếp đến giã nhuyễn hồng hoa rồi loại bỏ phần bả giữ lại phần nước.Có thể uống thuốc từ 1 lần đến 2 lần trong ngày.

Bí quyết sử dụng thảo dược cây hồng hoa hiệu quả nhất kèm chế độ vận động phù hợp tốt cho sức khỏe

Tùy theo từng bài thuốc khác nhau mà thảo dược hồng hoa sẽ  được chỉ định dùng với liều lượng cũng như cách dùng khác nhau.

Ngoài ra, chúng ta cần phải siêng năng rèn luyện thể chất nhằm giúp cho quá trình tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn từ đó khiến cho tim mạch luôn khỏe mạnh, xương khớp chắc khỏe đồng thời tăng cường hệ miễn dịch giúp ngăn ngừa các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Khi nào nên dùng cây hồng hoa và sử dụng bao lâu?

Người bình thường sử dụng thảo dược hồng hoa có ảnh hưởng gì không?

Thảo dược hồng hoa tuy được dùng rất rộng rãi nhưng nó cũng có thể làm thay đổi dược tính nếu như dùng không đúng liều hay kết hợp các loại thuốc Tây. Chính vì điều đó, nên chúng ta cần tham khảo qua ý kiến của lương y trước khi dùng bất kỳ một bài thuốc nào có dùng dược liệu này.

Cách lựa chọn nơi bán và sản phẩm chất lượng tốt 

Ngày nay trên thị trường tình trạng thuốc đông dược kém chất lượng xuất hiện tràn lan làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chữa trị. Chính vì vậy mà chúng ta cần chọn những nhà thuốc Đông y uy tín bày bán những dược liệu chất lượng có nguồn gốc rõ ràng để mua.

Cách phân biệt hồng hoa: Chúng ta lấy vài cánh hồng hoa cho vào 1 chén nước ấm. Phơi trong khoảng 2 – 3 lần nhưng vẫn thấy màu đỏ thì là dược liệu tốt.

Hồng hoa khô

Hồng hoa khô

Bài viết trên đây của nhà thuốc Apharma hy vọng sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan nhất về dược liệu hồng hoa. Và mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo không được tự ý sử dụng mà không thông qua những người có kiến thức chuyên môn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *