Nhờ khí hậu và thời tiết thuận lợi ở nước ta mà cây dâu tằm có thể phát triển và sinh sôi rất nhiều. Chính vì vậy, dân gian ta thường dùng cây này chế biến thành thuốc trị bệnh, quả dâu tằm có vị chua chua, ngọt ngọt rất dễ ăn. Dưới đây sẽ là những công dụng phổ biến của cây dâu tằm mà có thể bạn chưa biết.
Thông tin về cây dâu tằm
Mô tả hình dáng
Cây dâu tằm thuộc loại cây gỗ, cao khoảng 2-3m, thân gỗ vỏ ngoài màu xám trắng. Đặc biệt nếu được trồng ở vùng đất có đủ dinh dưỡng, chúng có thể cao tới 15m.
Lá dâu tằm hình tim, thuôn về phía trước, mép lá có răng cưa, gân lá nổi rõ, kích thước khoảng 10 -20 cm, cuống dài 3-5 cm. Lá non có màu xanh nhạt, lá già có màu đậm và dày hơn.
Hoa cái mọc thành bông, có 4 lá đài, có nhiều lông như đuôi sóc, nở vào tháng 3 và tháng 4. Trái dâu tằm thường mọc trong các lá đài, màu đỏ hoặc đen sẫm, có hương vị chua ngọt khi ăn. Ngoài ra, quả còn được dùng để làm thuốc hoặc ngâm rượu.
Thân cành nhẵn, không có gai, trên cành có nhiều mầm nhỏ. Rễ cây dâu tằm ăn sâu vào đất, bám rộng từ 2-3m.
Tên gọi
- Tên thường gọi: cây dâu, cây dâu tằm.
- Tên khác: dâu cang (H`mông), tang, mạy mọn (Tày), nằn phong (Dao), tầm tang.
- Tên tiếng Trung: 桑
- Tên khoa học: Morus alba L. Morus acidosa Giff.
- Thuộc họ dâu tằm Moraceae.
Nơi phân bố
Với đặc tính là ưa nhiệt độ ẩm và sáng, cây dâu tằm thường được trồng trên diện tích lớn ở bãi đất trống gần sông, đất bằng, cao nguyên. Cụ thể ở bãi sông Hồng, sông Thái Bình, Lâm Đồng, vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trên thế giới, cây dâu thường được phân bố ở Nhật Bản, Ấn Độ, Triều Tiên, Trung Quốc.
Bộ phận dùng
Các bộ phận: lá, vỏ rễ, quả
Thu hái và chế biến
Hoa của cây dâu tằm thường được thu hoạch vào tháng 4-5 và quả thì được thu vào tháng 5-7. Cách chế biến chúng cũng rất đa dạng, bạn có thể dùng lá nuôi tằm, quả thì để làm thuốc hoặc ngâm rượu.
Tính vị quy kinh
Theo Đông y, cây dâu có vị đắng ngọt, tính hàn vào kinh can, phế, thận.
Thành phần hóa học
- Lá chứa axit amin từ do, vitamin C, B1, D, các axit hữu cơ,…
- Quả có chứa Anthocyan (sắc tố màu đỏ của quả chín), đường (glucose, fructose), vitamin B1, C, tanin, protit và axit hữu cơ.
Hình ảnh cây dâu tằm trong thiên nhiên
Tác dụng của cây dâu tằm trong đời sống
Công dụng của cây dâu tằm trong y học :
- Tác dụng của lá dâu tằm là chữa các chứng cảm mạo phong nhiệt, sốt nóng, hạ huyết áp yếu, ngủ sâu giấc, an thần.
- Vỏ rễ cây dâu chữa bệnh ho có đờm, sốt.
- Cành dâu chữa bệnh phong thấp, khớp sưng đau.
- Quả dâu chữa bệnh đái tháo đường.
- Tầm gửi cây dâu có tác dụng chữa đau lưng, đau cơ thể, chân tay tê bại.
Một số tác dụng khác:
- Quả dâu ngọt có thể dùng ngâm rượu, làm nước giải khát, mứt dâu rất ngon.
- Lá dâu có thể dùng để nuôi tằm, lấy tơ dệt vải.
- Gỗ cây dâu thường dùng để làm cốp pha trong xây dựng.
Cây dâu tằm trị bệnh gì?
Theo các bác sĩ, tác dụng y học của cây dâu tằm đối với con người bao gồm:
- Chữa mất ngủ lâu năm, người khó đi vào giấc ngủ.
- Chữa bệnh đau mắt.
- Chảy máu cam, người bị ho lâu ngày, ho ra máu.
- Trị huyết áp cao.
- Trị mồ hôi trộm ở trẻ
- Người tóc bạc sớm, rụng tóc.
- Trị bỏng
Tác dụng phụ của cây dâu tằm
Mặc dù là loại cây ít có tác dụng phụ, nhưng nhiều chuyên gia vẫn cho rằng nếu sử dụng sai cách thì sẽ bị phản tác dụng và gây ra hậu quả như:
- Gây giảm lượng đường trong máu nghiêm trọng.
- Có thể gây ra ung thư da.
- Ức chế khả năng tiêu thụ tinh bột của dạ dày.
- Tác động xấu tới thận, không phù hợp với những người có tiền sử về bàng quang hay thận.
Một số bài thuốc dùng cây dâu tằm trị bệnh
Uống cây dâu tằm có tốt không? Cách dùng như thế nào đem lại hiệu quả cao nhất? Chúng tôi có tổng hợp một số bài thuốc dưới đây cho bạn tham khảo:
Cách uống cây dâu tằm trị bệnh tiểu đường
Theo các bác sĩ, lá dâu tằm chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả, người bệnh cần kiên trì đun nước uống hàng ngày thì tình trạng bệnh sẽ giảm đáng kể.
- Nguyên liệu: 100g lá dâu tằm, 100g lá sen khô, 50g cây thù lù, 50g cây sương sáo.
- Đem 4 nguyên liệu trên sắc với 1 lít nước, chia làm 2 lần uống trong ngày. Sử dụng trong một thời gian sẽ thấy đường huyết giảm đáng kể.
Cách dùng cây dâu tằm trị ho
- Chuẩn bị rễ cây dâu tằm đã được rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ lõi bên ngoài rồi ngâm với nước gạo trong vòng 24 giờ.
- Phơi rễ trong bóng mát rồi sao vàng hạ thổ để loại bỏ chất độc.
- Khi bị ho, lấy khoảng 10 – 16g rễ dâu tằm sắc nước uống. Để tăng thêm công dụng chữa bệnh, cần thêm vào đó 10g cây chanh đã được làm sạch, phơi khô rồi sao vàng hạ thổ.
Cách dùng rễ cây dâu tằm ngâm rượu
- Nguyên liệu: 1kg rễ dâu tằm rửa sạch, 5 lít rượu trắng, bình ngâm (khoảng 8 lít).
- Cho vào bình thủy tinh, sành hoặc sứ, đậy kín nắp, để ở nơi có nhiệt độ ổn định.
- Ngâm trong vòng 1 tháng là có thể sử dụng 2-3 ly/ngày.
Tác dụng của bài thuốc này là điều trị tình trạng gây choáng váng, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, đau vùng thận, đầu gối mỏi, đặc biệt là rất có hiệu quả với đàn ông bị yếu sinh lý, xuất tinh sớm.
Sử dụng cây dâu tằm làm thuốc trị huyết áp cao
- Chuẩn bị một nắm lá dâu bánh tẻ, 1 con cá diếc.
- Sơ chế sạch sẽ cá diếc, đem luộc rồi gỡ phần thịt nấu chung với lá dâu sẽ giúp hạ huyết áp hiệu quả.
Dùng lá dâu tằm chữa mất ngủ
Đem lá dâu tằm rửa sạch, phơi ráo nước rồi sao vàng. Cho toàn bộ lá vào hũ đất đồng, đậy kín nắp rồi đem hạ thổ trong khoảng 15 ngày. Đem dâu tằm hạ thổ sắc nước uống mỗi ngày 50ml để khí huyết lưu thông, ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Cách trị bỏng từ quả dâu tằm
Chọn những quả dâu tằm chín, đập nát rồi vắt lấy nước cốt bôi hoặc đắp lên vùng trong vòng 1 tuần, vết thương sẽ nhanh chóng hồi phục.
Bài thuốc trị rụng tóc, tóc bạc sớm
Dùng lá dâu tằm nấu với nước bồ kết để gội đầu. Cách khác đó là bạn đem quả dâu tằm đã chín đen ngâm rượu với 1 ít hà thủ ô sẽ làm cho tóc mượt mà, đen nhánh.
Bài thuốc trị đau lưng
Chuẩn bị một ít quả dâu tằm chín, rửa sạch rồi cho vào bình thủy tinh ngâm với một ít rượu nồng độ cao khoảng 1 tuần rồi uống.
Bài thuốc trị ra mồ hôi trộm ở trẻ em
- Chuẩn bị: 7-9 lá dâu tằm, 6g hoàng kỳ, 8g hạt sen, một ít đường phèn
- Đem tất cả nguyên liệu trên nấu cùng nước lọc. Cho bé dùng uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần ⅓ ly cà phê nhỏ.
Tổng kết
Cây dâu tằm là loại cây phổ biến, bạn có thể tìm chúng trong thiên nhiên hoặc tìm mua tại các hiệu thuốc Đông y. Tuy nhiên, trước khi mua bạn cũng nên tham khảo kỹ càng về sự uy tín cũng như chất lượng thuốc của cơ sở đó.
Nhà thuốc Apharma là một trong những cơ sở bán các loại thuốc Đông y uy tín, chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng. Với mục tiêu phi lợi nhuận, các sản phẩm của Apharma có giá thành phải chăng, phù hợp với túi tiền người mua. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu và mua các sản phẩm cây thuốc của chúng tôi, hãy liên hệ qua số hotline để được biết thêm chi tiết.