Cây đậu phộng được xem là một loại thực phẩm không chỉ giàu hàm lượng chất dinh dưỡng mà còn rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên có một số trường hợp đậu phộng gây ra những tác dụng phụ cho các đối tượng nhất định. Vậy tác dụng và tác dụng phụ của loại thực phẩm này như thế nào? Để tìm hiểu tất cả thông tin chi tiết về nó thì mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây của nhà thuốc Apharma nhé!
Tìm hiểu về cây đậu phộng
Cây đậu phộng là cây thân thảo đứng, sống hàng niên, cây có thể cao từ 30-50cm tùy theo giống và điều kiện trồng. Thân của phân nhánh từ gốc, các cành tỏa ra. Rễ cây có nhiều rễ phụ, cộng sinh với vi khuẩn tạo thành các nốt sần.
Lá cây đậu phộng dạng kép mọc đối xứng với 4 lá chét, độ dài khoảng 4-7cm, rộng 1-3cm.
Hoa cây đậu phộng mọc thành cụm ở nách, gồm 2-4 hoa nhỏ, có màu vàng, điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2-4cm.
Quả đậu phộng (có nơi gọi là củ lạc) được hình thành trong quá trình thụ phấn, cuống hoa dài ra, uốn cong cho tới khi quả chạm đất, phát triển thành dạng quả đậu trong đất dài khoảng 3-7cm. Chúng có hình trụ thuôn, thon lại giữa các hạt, có vân mạng. Mỗi quả chứa 1-4 hạt.
Hạt đậu phộng nằm bên trong quả sau khi tách lớp vỏ bên ngoài. Hạt hình trứng,
Quả chứa từ 1 đến 4 hạt, thường là 2 hạt, hạt hình trứng, có rãnh dọc, chứa giá trị dinh dưỡng cao. Người ta thường ăn đậu phộng sau khi luộc, rang,…

Thực phẩm này không chỉ thơm ngon mà còn giàu các chất dinh dưỡng như protein, chất béo và nhiều chất khác. Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên nên ăn nhiều đậu phộng khi bạn muốn giảm cân và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Nơi phân bố của cây
Cây đậu phộng có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ. Tại Việt Nam, cây thường xuất hiện ở các tỉnh như Bắc Giang, Hà Nội, Ninh Bình, Phú Thọ, Trà Vinh, Long An, Tây Ninh,…
Cách thu hái và chế biến cây lạc
Cây đậu phộng được trồng vào đầu và cuối mùa mưa ở đất khô. Sau khi trồng 100 ngày, khi mặt ruộng khô, lạc giống khi kiểm tra thấy lá vàng, vỏ quả cứng, chắc, khoảng 70-75% quả chín sinh lý thì có thể thu hoạch.
Đậu phộng sau khi tách vỏ, làm sạch sẽ được đóng gói trong túi nilon có lót lớp vôi dưới đáy. Trong quá trình này, không được mở túi cho đến khi chuẩn bị gieo vì hạt rất dễ nảy mầm. Bảo quản hạt trong nhiệt độ thấp, không quá 1 năm.
Thành phần dinh dưỡng của cây đậu phộng
Hạt đậu phộng sở hữu giá trị dinh dưỡng cao
- Chất béo: Chiếm 44-56%, chủ yếu ở dạng đơn và đa chức, trong đó là acid oleic (40-60%) và acid linoleic.
- Protein: Loại protein chiếm nhiều nhất trong lạc là arachin và conarachin.
- Tinh bột: chiếm 13-16% trong tổng lượng.
- Vitamin và chất khoáng bao gồm: Đồng, folate, vitamin E, thiamin, photpho, magie, biotin,…
- Các chất chống oxy hóa.
Đậu phộng có lượng chất béo rất cao, nằm trong khoảng 44-56% vì vậy nó thường được thu hoạch để làm dầu lạc. Không những thế, nó còn là một nguồn cung cấp protein dồi dào cho các hoạt động của cơ thể.
Tuy nhiên cần chú ý, các loại protein này có thể gây dị ứng nặng cho một số trường hợp, thậm chí gây ra tử vong. Ngoài ra, đậu phộng còn là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột thấp, chỉ chiếm 13-16%. Bên cạnh đó, lạc cũng là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng dồi dào cho quá trình phát triển của cơ thể.
Tác dụng của cây đậu phộng
Với nhiều thành phần dinh dưỡng tuyệt vời như vậy thì lợi ích của đậu lạc đối với cơ thể chúng ta như thế nào? Mục sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của đậu phộng nhé!
1. Tác dụng của lạc rang trong việc hỗ trợ giảm cân
Tình trạng béo phì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến cơ thể vì vậy lạc là một trong những loại thực phẩm được đánh giá cao về khả năng duy trì cân nặng. Có nhiều thắc mắc sử dụng đậu phộng có gây tăng cân không? Dù lạc có chứa lượng chất béo và năng lượng cao nhưng hoàn toàn không gây tăng cân.
Có nhiều nghiên cứu cho thấy ăn đậu phộng hỗ trợ kiểm soát tình trạng cân nặng vô cùng tốt và giảm nguy cơ béo phì cao. Lạc rang có thể giúp giảm cân tốt vì những lý do sau đây:
- Có thể giảm độ thèm ăn nhờ gây cảm giác no lâu hơn các loại thực phẩm khác.
- Khi ăn đậu có cảm giác no thì người ăn sẽ tự động giảm bớt các thực phẩm khác trong bữa ăn hàng ngày của mình.
- Khi hạt đậu không tiêu hóa hết trong dạ dày sẽ trở thành nguồn chất xơ không hòa tan, từ đó hỗ trợ giúp giảm cân nặng.

2. Công dụng của cây đậu phộng trong việc điều hòa tim mạch
Cây đậu lạc là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe đặc biệt là tim mạch. Trong loại thực phẩm này có chứa nhiều chất dinh dưỡng cao và nhóm chất chống oxy hóa phong phú. Các chuyên gia nghiên cứu nhận định răng lạc luộc là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho sức khỏe tim mạch. Bằng cách chế biến là luộc thay vì chiên xào, nên lạc luộc có tác dụng giúp ngăn ngừa bệnh tim tuyệt vời.
Công dụng của hạt đậu phộng luộc trong việc điều hòa tim mạch
3. Cây đậu phộng ngăn ngừa bệnh sỏi mật
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy việc thường xuyên ăn lạc có thể ngăn ngừa nguy cơ sỏi mật ở cả hai giới. Đa số sỏi mật được tạo thành từ cholesterol vì vậy khi sử dụng cây đậu phộng sẽ làm giảm cholesterol đáng kể trong cơ thể. Có thể thấy, lạc có thể giảm nguy cơ sỏi mật rất tốt.
Một số bài thuốc hay chế biến từ cây đậu phộng
1. Bài thuốc trị ho lâu ngày
Sử dụng 100g đậu phộng, đun nhỏ lửa cho nhừ, nêm nếm gia vị nấu thành canh ăn 1-2 lần trong ngày.
2. Lợi sữa cho phụ nữ sau sinh
Sử dụng 100g đậu phộng, chân giò heo 1 cái. Đem nguyên liệu nấu nhừ, nêm nếm gia vị thành canh ăn trong ngày.
3. Điều trị bệnh xuất huyết dưới da
Chuẩn bị 200g đậu phộng đã rang hoặc 150 đậu phộng sống, chia ăn 3 lần trong ngày, sử dụng liên tục từ 7-10 ngày.
4. Bài thuốc trị viêm thận mãn tính
Chuẩn bị 125g đậu phộng, 250g đậu xanh, 200g đường vàng. Đổ ngập 2 lần nước so với nguyên liệu trong nồi, nấu trên lửa vừa đợi khi chín, để nguội, ăn 2-3 lần trong ngày.
5. Điều trị ruột nóng, táo bón
Đậu phộng 50g nghiền nát, mật ong 50g trộn đều, hòa vào đó một ít nước, chia uống 2 lần trong ngày.
6. Dùng vỏ đậu phộng giảm mỡ máu
100g vỏ đậu phộng 100g, 15g hoàng tinh, hà thủ ô 15g, táo tàu 5 quả. Đem những nguyên liệu trên sắc thành thuốc, uống cả ngày.
7. Dùng vỏ đậu phộng trị bệnh cao huyết áp
Dùng 100g vỏ đậu phộng nấu uống thay nước hoặc dùng đậu phộng ngâm giấm 7 ngày, mỗi ngày ăn 10 hạt/lần, mỗi ngày ăn 2 lần.
8. Chữa suy nhược cơ thể, chán ăn
- Nguyên liệu chuẩn bị: Táo tàu 50g, nhân đậu phộng 100g, đường cát vàng 50g.
- Rửa sạch táo rồi ngâm vào nước ấm, luộc qua đậu phộng, tách vỏ lụa để riêng.
- Nấu táo với vỏ lụa trong nước luộc đậu, thêm ½ lít nước nấu nhỏ lửa trong 30 phút, vớt bỏ vỏ lụa đậu, cho đậu phộng và đường vào nấu tiếp đến khi gần cạn nước. Ăn liên tục trong nhiều ngày.
Những ảnh hưởng không tốt của đậu phộng đối với người sử dụng
Có nhiều câu hỏi đặt ra là ăn đậu phộng có tốt không? Để trả lời cho câu hỏi này thì ngoài nguy cơ gây dị ứng, việc ăn lạc không có bất kỳ tác dụng trầm trọng nào đến cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thực phẩm này người dùng cần lưu ý một số chú ý sau đây:
1. Ăn nhiều đậu phộng có tốt không?
Một số trường hợp khi sử dụng đậu thì có thể bị nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc sinh ra. Các triệu chứng chính khi bị ngộ độc do aflatoxin như chán ăn, mắt có màu vàng, xuất hiện các dấu hiệu khi mắc bệnh gan. Trường hợp nặng nhất của ngộ độc aflatoxin có thể dẫn đến suy gan và ung thư gan. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm độc tố aflatoxin là do việc bảo quản lạc không kỹ, để đậu bị ẩm mốc dẫn đến nhiễm nấm.

2. Dị ứng với các thành phần trong đậu phộng
Đậu phộng được coi là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng nhất và có thể nghiêm trọng, đe dọa tính mạng của con người. Vì vậy người bị dị ứng loại thực phẩm này nên tránh sử dụng các sản làm từ nó.
3. Ăn đậu phộng có nổi mụn không?

Theo Đông y, đậu phộng có tính nóng, vị ngọt nên khi ăn nhiều sẽ gây ra nóng trong, dễ sinh mụn nhọt. Ngoài ra, theo nhiều khuyến cáo của bác sĩ, đậu phộng có chứa hợp chất Androgen – Đây là một loại hormone có khả năng gây kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn bình thường. Khi lượng Androgen tăng lên sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông khiến mụn nổi lên nhiều hơn.
Những đối tượng không nên sử dụng đậu phộng
Nhìn thành phần dinh dưỡng của đậu lạc chúng ta cũng có thể thấy được nó rất tốt cho sức khỏe. Lạc không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp nâng cao sức khỏe lâu dài. Chính vì thế nó là loại ngũ cốc an toàn và lành tính. Tuy nhiên có những người dùng đậu phộng sẽ gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể như:
1. Người vừa tiến hành phẫu thuật cắt túi mật
Vì hàm lượng chất béo trong loại thực phẩm này khá cao nên khi chúng ta ăn thì cần rất nhiều dịch mật để tiêu hóa. Đối với người đã cắt túi mật thì sẽ không có đủ dịch mật để tiến hành quá trình tiêu hóa chất béo trong lạc. Vì vậy khi ăn chúng sẽ dẫn đến các hiện tượng khó tiêu.

2. Người bị nhiệt và nóng trong người
Nhiều người thắc mắc là ăn đậu phộng có nổi mụn không thì câu trả lời là có thể vì đây là loại thực phẩm tuy giàu dinh dưỡng những khi sử dụng gây nóng trong người. Do đó người nào có các triệu chứng nóng người như nổi mụn, miệng lở, lưỡi loét, viêm miệng thì nên hạn chế dùng, nặng hơn thì có thể dẫn đến khó thở hay nhiệt trầm trọng.
3. Người có tiền sử bị đau dạ dày
Người thường xuyên bị đau dạ dày, đau tức bụng, đi ngoài nhiều hoặc có các biểu hiện như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu thì nên hạn chế sử dụng lạc. Vì trong nó có chứa nhiều chất béo và protein nên khiến hệ tiêu hóa trở nên khó tiêu.
4. Người mắc bệnh gout
Bệnh gout là một trong những bệnh gây ra do axit uric. Vì vậy khi mắc bệnh gout cơ thể của người bệnh sẽ chứa một hàng lượng axit uric cao. Vì vậy khi người bệnh tiến hành nạp quá nhiều chất béo đồng thời sẽ tăng lượng axit uric lên dẫn đến khó đào thải ra bên ngoài được. Vì vậy sẽ làm bệnh tình của người bệnh gout trầm trọng hơn.Vì trong đậu lạc có rất nhiều protein và chất béo nên không dành cho người bị gout.
5. Người đang bị bệnh tiểu đường trầm trọng
Dùng đậu phộng nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu cho người tiểu đường vì trong nó có chứa rất nhiều chất béo. Khi ăn quá nhiều loại thực phẩm này thì đồng nghĩa bạn đang nạp quá nhiều chất béo. Việc nạp quá nhiều chất béo sẽ gây ảnh hưởng xấu cho người đái tháo đường.

6. Người có hệ tiêu hóa kém, thường xuyên đi ngoài nhiều
Đậu phộng có chứa rất nhiều chất béo do vậy người có hệ tiêu hóa kém cụ thể là bị viêm ruột khi mà ăn nó sẽ dẫn đến tình trạng đi ngoài ra phân lỏng.
7. Người có mỡ trong máu cao
Đậu lạc có chứa rất nhiều chất béo nên những người bị nhiễm mỡ máu cao khi nạp quá nhiều đậu phộng sẽ làm cho mỡ trong máu tăng lên dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hoặc thậm chí bị xơ cứng động mạch, huyết áp cao sẽ cao hơn. Vì vậy để an toàn thì người bệnh nên tránh sử dụng đậu phộng nhé
Một số chú ý quan trọng khi dùng đậu phộng
Đậu lạc tuy có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu người dùng không sử dụng đúng liều lượng thì có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Dưới đây là 1 vài chú ý quan trọng trong việc sử dụng đậu phộng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
1. Cần chú ý sử dụng loại thực phẩm này đúng liều lượng cho phép
Mặc dù được xem là loại hạt chứa hàm lượng chất dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe con người nhưng nếu người dùng bị dị ứng thì tốt nhất hạn chế dùng hoặc không dùng để bảo vệ sức khỏe cho mình.
2. Cần chế biến đậu lạc một cách chính xác
Cách để chế biến đậu lạc an toàn và tốt nhất là nên hấp, luộc hoặc rang khô trước khi nấu thành món ăn nào đó. Không nên chiên đậu trong quá nhiều dầu vì trong nó đã có tinh dầu rồi nếu chiên với dầu nữa thì hàm lượng dầu sẽ tăng cao đột biến dẫn đến những biến chứng không tốt cho sức khỏe.

Kết luận
Không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, cây đậu phộng còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Bạn có thể dễ dàng tìm mua đậu phộng ở nhiều nơi khác nhau, trong đó bạn nên tham khảo địa chỉ mua tại nhà thuốc Apharma. Đây là một địa chỉ chuyên cung cấp các loại cây thuốc Đông y và thuốc Tây uy tín, đảm bảo chất lượng cao. Để đặt hàng hoặc tư vấn thêm về thông tin sản phẩm, bạn hãy liên hệ qua số hotline để được hỗ trợ chi tiết nhất nhé.